Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010
ĐẶT TÊN CHO CON SINH NĂM KỶ Canh Dần 2010
(nguồn từ các bậc cao nhân trong: Khongtu.com; http://phongthuy.vietaa.com chúng ta có thể tham khảo ở không 2 địa chỉ trên:
Đối với địa chỉ Khongtu.com ở đây có rất nhiều cao nhân luận giải rất kỹ về tên theo chữ Hán để đặt tên nhưng ít bàn về ngũ hành của tên và ngược lại ở http://phongthuy.vietaa.com thì luận giải và đặt tên theo ngũ hành. Chusng ta nên 02 yếu tố ở 02 trang trên để đảm bảo cho bé có một cái tên thật tốt nhất. Nhưng có thể là rất khó để có thể kết hợp được 02 yếu tố đó. Hy vọng với sự chia sẻ của các cao nhân chúng ta sẻ tìm hiểu, tiếp thu và học hỏi được một phần nào trong kho tàng khoa học huyền bí cũng như một phong tục truyền thống.
--------------------------
Đặt tên con năm Canh Dần 2010
by Admin Today at 12:57
PHẦN TUỔI DẦN:
Tiếp tục bài viết của bác Nhược Thủy
-TÁC DỤNG TÊN CỦA TUỔI DẦN
寅虎為木-王者之態,為大生肖 .
Tuổi Dần thuộc Mộc, là trạng thái vương giả, xếp vào loại tuổi lớn.
1.-生肖屬虎,逢「日」及「翹腳」字根� �現象
日、昌、時、晃、旻、明、光、輝、� �、昆、智、昭、昕、映、普、書、雄� ��宏、芸、云、雲、興、公、俊、克、 先
老虎見日懶洋洋,又逢趴腳變病貓。
1.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「NHẬT 」hoặc có hình dạng PHẦN DƯỚI CÓ CHÂN :- Như các tên:-
nhật 、xương 、thì /thời 、hoảng /hoáng 、mân 、minh 、quang 、huy 、diệu 、côn 、trí 、chiêu /thiệu 、cân /hân 、ánh 、phổ 、thư 、hùng 、hoành 、vân 、vân 、vân 、hưng /hứng 、công 、tuấn 、khắc 、tiên
*Cọp mà có mặt trời (tức ban ngày thì lười hoạt động). Còn “tên có chân” thì chỉ là con mèo bệnh mà thôi !
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:-tính nhút nhát, thích cầu an, lười hoạt động
b/GIAO TẾ:- không biết phân biệt người tốt người xấu, dễ làm hại người tốt, ngược lại hay bị kẻ xấu lợi dụng.
c/-CẢM TÌNH:- ít chịu đi tìm đối tượng, ưa thích giới tài xế hay di chuyển nhiều.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- ruột, bao tử yếu. Tên “có chân” thì hay bị xấu về gân cốt.
e/-HÔN NHÂN:- Hơn phân nửa kỵ các tuổi:- Tí, Mão, Tỵ, Tuất, Hợi.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- học không đến nơi đến chốn, không dùng được sở học
b/.- SỰ NGHIỆP:- lười hoạt động nên sự nghiệp chẳng thể cao lớn, lại dễ bị bạn bè người dưới dẫn dắt vào chỗ làm ăn thất bại, khó thăng tiến.
c/.- TÀI VẬN:-không biết tiết kiệm, tùy hứng phung phí, đầu tư càng nhiều thất bại càng lớn.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- Tên “có chân” thì bị về gân cốt, tên có bộ Nhật thì không có vấn đề nào đặc biệt thấy rõ .
2.-生肖屬虎,逢「五穀」字根之現象
秉、和、登、秀、蓁、秋、利、豐、� �、荳、米、程、麥
虎不吃草,養份不足,易生不滿,叫� �吃草,就像叫兔子吃肉。
2.- .- Sinh năm DẦN , tên có hình dạng liên quan đến NGŨ CỐC :- Như các tên:-
bỉnh 、hoà 、đãng /đăng 、tú 、trăn 、thu 、lợi 、phong 、phúc /phước 、đậu 、mễ 、trình 、mạch
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:- dễ sinh bất mãn, thiếu năng lực tính toán công việc, gặp đâu làm đó, ít chuẩn bị kỹ.
b/GIAO TẾ:- không có tính chủ động, ý muốn và tâm lực không đi đôi với nhau, dễ bị người lèo lái, không có sức chủ động.
c/-CẢM TÌNH:- không kén chọn nhiều, khó được duyên lành, vợ chồng thiếu sự đồng cảm trong cuộc sống, kể cả việc ân ái cũng hết sức gượng ép.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- ruột, bao tử yếu, chức năng hoạt động của tim và phổi kém.
e/-HÔN NHÂN:- Hơn phân nửa kỵ các tuổi:- Dần, Tỵ, Tuất,Thìn, Thân.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- tiếp thu chậm, nhận thức kém, học hành dang dở, không dùng được sở học.
b/.- SỰ NGHIỆP:- làm việc vất vả mà thu hoạch chẳng bao nhiêu vì năng lực bản thân không nhiều.
c/.- TÀI VẬN:-làm lợi cho người thì dễ, bản thân chẳng hưởng gì nhiều, vợ không giúp được trong việc kiếm tiền hoặc không nhờ vả được đồng tiền do chồng làm ra.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- gân cốt yếu, thận suy, hai chân vô lực. Nữ bệnh phụ khoa, hai chi dưới không tốt.
3.- 生肖屬虎,逢「平原」字根之現象
艾、芊、芝、芬、花、芳、芷、芸、� �、苑、苓、苗、苡、若、英、茗、茵� ��茹、草、茜、荷、莒、莉、莎、菀、 萄、華、萍、菱、萬、葉、葦、蓁、� �、蓬、蓮
虎落平陽被犬欺。
3.- .- Sinh năm DẦN , tên có hình dạng liên quan đến [ĐỒNG BẰNG] :
- Như các tên:-
ngải 、thiên 、chi 、phân 、hoa 、phương 、chỉ 、vân 、cần 、uyển 、linh 、miêu 、dĩ 、nhược 、anh 、danh / mính 、nhân 、như 、thảo 、thiến 、hà 、cử 、lê /li /lị /lợi /ly /lỵ 、sa /toa 、uyển 、đào 、hoa 、bình 、lăng 、vạn 、diệp 、vi 、trăn 、dung 、bồng 、liên .
*Hổ lạc bình nguyên bị khuyển khi :- Cọp xuống đồng bằng bị chó coi thường.
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:- tính cầu toàn, ít có chủ trương riêng, ai sao tôi vậy.
b/GIAO TẾ:- bất luận ngũ hành thiên can thế nào, cũng hay bị người khác xem thường, hay bị kẻ xấu lợi dụng hoặc lường gạt.
c/-CẢM TÌNH:- không có chủ ý riêng, người nào cũng được nên kết quả ra sao thì cũng phải gánh chịu thôi.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- gân cốt và tim phổi yếu, dễ bị nhồi máu cơ tim.
e/-HÔN NHÂN:- Hơn phân nửa kỵ các tuổi:- Dần, Thìn.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- còn tùy vào ngũ hành của thiên can, nhưng nét chung là dù học giỏi thi cử cũng khó đỗ đạt.
b/.- SỰ NGHIỆP:- ít gặp thuận lợi trong sự nghiệp, người dưới không giúp đỡ. Chỉ có thể theo sau người khác làm lợi cho họ để được hưởng chút ít, chứ tự mình làm thì dễ thất bại. Nên sớm biết “công thành thân thoái” mới được yên ổn.
c/.- TÀI VẬN:-khó giữ tiền, vợ không hưởng được tiền của chồng hay ngược lại, thu hoạch không cân xứng với công sức của mình bỏ ra.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- phụ khoa, gân cốt, hệ tiết niệu không tốt.
4.- 生肖屬虎,逢「人」字根之現象
佑、伊、備、倍、偉、仲、何、俊、� �、儀、任、仁、仙、仟、代、以、任� ��伯、伶、伸、佳、佐、佩、信、修、 倦、倫、健、偵、傑、傳、僅、僑、� �、儒
老虎遇到人,人害怕,虎亦害怕。
4.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「 NHÂN 」hoặc có hình dạng liên quan đến Nhân :- Như các tên:-
hựu /hữu 、y 、bị 、bội 、vĩ 、trọng 、hà 、tuấn 、giới 、nghi 、nhâm /nhậm /nhiệm 、nhân 、tiên 、thiên 、đại 、dĩ 、nhâm /nhậm /nhiệm 、bá 、linh 、thân 、giai 、tá 、bội 、tín 、tu 、quyện 、luân 、kiện /kiến 、trinh 、kiệt 、truyền /truyện 、cận 、kiều 、ức 、nho /nhu
*Cọp gặp người thì người sợ cọp sát hại mà cọp cũng sợ bị người bắn.
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:-bên ngoài thì còn tùy thuộc vào phần bên phải của tên mà đoán định, nhưng bên trong chắc chắn là mẫu người luôn hoài nghi kẻ khác, có tâm lý lo sợ bị người ám hại.
b/GIAO TẾ:- ít giao thiệp với người ngoài và vì hay nghi ngờ nên không có bạn thân thiết. Thêm nữa là vì tỳ khí không tốt nên gương mặt ít tạo được thiện cảm trong giao tế.
c/-CẢM TÌNH:- cung hôn nhân không tốt, thường gặp vợ hung dữ.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- gân cốt, ruột , bao tử yếu. Trung niên dễ bị viêm gan.
e/-HÔN NHÂN:- Hơn phân nửa kỵ các tuổi:- Tí, Dần, Tỵ, Dậu.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- tùy phần bên phải tên mà đoán định.
b/.- SỰ NGHIỆP:- tùy phần bên phải tên khác nhau nên kết quả cũng sai khác, nhưng riêng người nữ thì không được ai giúp đỡ.
c/.- TÀI VẬN:-khó tích lũy tiền bạc, không nên đầu tư vào các ngành nghề về tài chính. Nữ thì không được nhờ tiền của chồng hoặc có thể bị người nam lường gạt.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- bị thương tật ở chân.
5.- 生肖屬虎,逢「金」字根之現象
金、斤、鈞、鈴、銀、銓、銘、鋒、� �、錄、錦、錫、錩、鍊、鍾、鎮、鐸
老虎逢金,心無奈,委屈求全無人知� �
5.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「 KIM 」hoặc có hình dạng liên quan đến Kim :- Như các tên:-
kim 、cân 、quân 、linh 、ngân 、thuyên 、minh 、phong 、hoằng 、lục 、cẩm 、tích 、xương 、luyện 、chung 、trấn 、đạc
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:-bổn mạng Dần thuộc Mộc mà có tên thuộc Kim ắt bị khắc hại, tạo thành vận khí hậu thiên khắc hại tiên thiên bổn mạng, nên có tính cầu toàn, ít có hoài bão cao xa.
b/GIAO TẾ:- gần ai thì mình sợ người lường gạt, mà người cũng sợ mình không thật, nên không có bạn thân, lại hay bị nhận lầm người tốt, bỏ mất cơ hội thuận lợi cho mình.
c/-CẢM TÌNH:- không kén chọn nhưng cũng ít thổ lộ tình cảm, khó lập gia đình.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- gân cốt, ruột, bao tử yếu, xương vai hay bị trặc.
e/-HÔN NHÂN:- ít có người hạnh phúc trong hôn nhân vì vợ chồng hay nghi kỵ lẫn nhau, khó sống đến răng long đầu bạc.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- tùy phần bên phải của tên mà đoán định.
b/.- SỰ NGHIỆP:- làm nhiều hưởng ít, đủ sống qua ngày.
c/.- TÀI VẬN:-vất vả vì tiền bạc, ít khi dư dả, dễ bị người lợi dụng tiền bạc.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- viêm khớp hoặc bệnh “gút”, đề kháng yếu, hai chân đi đứng khó khăn.
6.- 生肖屬虎,逢小「口」字根之現象
和、君、呈、台、吉、員、哲、嘉、� �、召、品、向、右、名
虎喜逢大洞穴,但忌開小口。
6.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「 KHẨU 」hoặc có hình dạng liên quan đến Khẩu :- Như các tên:-
hoà 、quân 、trình 、đài /thai 、cát 、uấn /viên 、triết 、gia 、hỉ /hỷ 、thiệu /triệu 、phẩm 、hướng 、hữu 、danh
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:- cộc cằn ít ai ưa thích, lới nói không khéo léo nên dễ bị hiểu lầm.
b/GIAO TẾ:- dễ bị chụp mũ và hay mắc chuyện thị phi vô cớ.
c/-CẢM TÌNH:- gặp người không thật tâm dụ dỗ, không có chủ ý riêng , đánh giá người khác kém nên ít gặp người tốt.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- dạ dày bị dư chất chua, chức năng tim, phổi yếu.Bị tai nạn ở chân.
e/-HÔN NHÂN:- không tốt, phục vụ cho đối ngẫu rất nhiều mà vẫn không được lời động viên, dần dần sinh bất mãn, bỏ trôi cho qua chuyện.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- tùy theo phần bên phải của tên mà đoán định.
b/.- SỰ NGHIỆP:- làm việc thiếu tích cực nhưng bền chí leo dần cuối đời cũng tạm khá.
c/.- TÀI VẬN:-không tích lũy tiền bạc được, đôi lúc tùy hứng hoang phí.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- Vết thương cũ ở chân tái phát nên di chuyển hạn chế. Nữ thì hay bị các tai nạn do kim loại gây ra.
7.- 生肖屬虎,逢「土」字根的現象
土、在、地、堂、均、坤、培、、基� �堅、堉、塑、塘、境、墐、墨、壁、� ��、坡
老虎五行屬木,木剋土產生任性、固� �,土字邊多在名字陰邊,本章主講內� ��心。
7.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「THỔ 」hoặc có hình dạng liên quan đến Thổ :- Như các tên:-
thổ 、tại 、địa 、đường 、quân 、khôn 、bồi 、、cơ 、kiên 、dục 、sóc /tố 、đường 、cảnh 、biển /cận 、mặc 、bích 、luỹ 、pha .
*Dần thuộc Mộc khắc Thổ nên sinh ra tính cố chấp, nghi ngờ. Bộ thổ thường ở bên trái của chữ tên nên người phạm vào trường hợp nầy hay bị khổ về nội tâm, ít khi được vui tươi thoải mái.
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:-quá cố chấp, bảo thủ triệt để, không chịu tiếp thu ý kiến người khác nên chậm tiến bộ thành người lạc hậu, ích kỷ.
b/GIAO TẾ:- ít cảm thông với người nên gặp cảnh khó không ai giúp đỡ, bị người xa lánh.
c/-CẢM TÌNH:- bản ngã quá cao nên không tìm được đối tượng như ý, bên ngoài nói thì có vẻ dễ dãi nhưng bên trong thì muốn bắt người khác chìu theo mình, thành thử khó đi đến hôn nhân.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- tỳ vị yếu, nữ thì kinh nguyệt không điều hòa, sức khỏe kém.
e/-HÔN NHÂN:- khó lập gia đình, cuối cùng thì phải chấp nhận người bất như ý.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- tùy theo phần bên phải của tên mà có kết quả sai khác nhau.
b/.- SỰ NGHIỆP:- tham vọng lớn nên suốt đời không sao thỏa mãn được, nhất là phái nữ thì lại có yêu cầu quá nhiều, không ai đáp ứng nổi.
c/.- TÀI VẬN:-tiêu tiền không chừng đổi, lúc thì keo kiệt, lúc lại tùy hứng nên tiền bạc không ổn định.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- bị tổn thương gân cốt, chân, hệ tiết niệu thường phát sinh vấn đề.
8.- 生肖屬虎,名字中逢「豕」「豬」字� �帶破的現象
家、豪、毅、象、眾、聚
8.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「 THỈ 」hoặc có hình dạng liên quan đến Thỉ , Trư (heo) :- Như các tên:-
gia 、hào 、nghị 、tượng 、chúng 、tụ
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:-bên ngoài có vẻ như là người giỏi tính toán nhưng thực chất không cụ thể nên thường công việc chỉ tiến hành nửa chừng rồi phải ngưng lại. Cả đời khó thành công được việc gì lớn lao.
b/GIAO TẾ:- kém xả giao, dễ bị lầm lẫn trong việc đánh giá nhận xét người khác, hay bị người xấu lợi dụng.
c/-CẢM TÌNH:- già kén chẹn hom, kết quả phải hứng chịu đối tượng bất như ý.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- ruột, bao tử yếu, bị trục trặc hệ thống tiết niệu.
e/-HÔN NHÂN:- Hơn phân nửa kỵ các tuổi sau:- Dần, Tỵ, Ngọ, Thân.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- tùy theo phần bên phải của tên mà đoán định.
b/.- SỰ NGHIỆP:- có rồi lại mất, thăng giáng bất thường. Có thể vì gái mà hỏng sự nghiệp.
c/.- TÀI VẬN:-không tích lũy tiền bạc được.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- bị tai nạn ngoài ý muốn, chú ý sức khỏe hai chân.
9.- 生肖屬虎,逢蛇字根帶三刑六害的現� �
弘、引、強、蜂、蜀、通、進、達、� �、道、造、蝶、蜜、蟬、迪、巡、連� ��延、建、之、川、蜿、宛、婉、蜞
+ T部為眼鏡蛇或攻擊性之蛇。
弓字:杯弓蛇影,引申為蛇,蛇為大� �也,蛇遇猛虎如刀戳。
几字:如蛇在樹上之形。
9.- .- Sinh năm DẦN , tên có bộ 「CUNG 」bộ [trÙNG] hoặc có hình dạng liên quan đến XÀ (rắn) :- Như các tên:-
hoằng 、dẫn 、cường /cưỡng 、phong 、thục 、thông 、tiến 、đạt 、dật 、đạo 、tạo 、điệp 、mật 、thiền 、địch 、tuần 、liên 、diên /duyên 、kiến 、chi 、xuyên 、uyển 、uyển 、uyển 、kì /kỳ
*Đó là những bộ giống như “Rắn đeo kính” hay “Rắn công kích”, hình dạng giống con rắn (bộ Cung) là giống đại trùng. Rắn gặp Cọp như là lấy dao đâm cọp. Bộ Kỷ / Nhân dưới, giống như con rắn nằm trên cành cây thò đầu ra ngoài.
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:-giàu trí tưởng tượng, hay mơ ước viễn vông, thiếu thực tế nên bỏ mất cơ hội tốt.
b/GIAO TẾ:- nặng về chủ quan , chỉ thấy lỗi người nên ít bạn. Suốt đời ít gặp người tốt, dưới mắt chỉ toàn là tiểu nhân hoặc kẻ xấu theo ám hại.
c/-CẢM TÌNH:- sợ bị người khác phái lợi dụng nên khó tìm được đối tượng như ý.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- ruột, bao tử, gân cốt yếu, hay bị dị ứng
e/-HÔN NHÂN:- quá xấu (phá cách), gia đình biến thành địa ngục
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- ham chơi học kém, không đạt kết quả gì, không dùng được sở học.
b/.- SỰ NGHIỆP:- ít gặp vận may lại bị người phá hoại liên miên , suốt đời túng thiếu.
c/.- TÀI VẬN:-không dư dả tiền bạc, luôn bị khủng hoảng và ám ảnh về nghèo túng. Con cháu lại không trợ giúp nên cô đơn nghèo khổ.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- tai nạn bất ngờ, tổn thương gân cốt, hệ tuần hoàn không tốt, dẫn đến tình trạng xấu cho máu huyết.
10.- 生肖屬虎,逢正沖「申癥」字根的現� �
伸、坤、遠、侯、袁、暢、祖、示、� �、福、禎、禮、祺、祁、祈、社、寰� ��還
山中無老虎,猴子稱大王,猴五行為� �,虎五行為木,金剋木局。
10.- .- Sinh năm DẦN , tên có hình dạng liên quan đến [THÂN] phạm “chính xung” :- Như các tên:-
thân 、khôn 、viễn 、hầu 、viên 、sướng /xướng 、tổ 、kì /kỳ /thị 、tôn /tông 、phúc /phước 、trinh 、lễ 、kì /kỳ 、kì /kỳ 、kì /kỳ 、xã 、hoàn 、hài /hoàn .
*Trong núi không có cọp, khỉ nọ xưng đại vương. Thân, ngũ hành thuộc Kim còn Dần , ngũ hành thuộc Mộc, kim khắc mộc không tốt.
I.- ĐẶC ĐIỂM 1:-
a/-CÁ TÍNH:- lo sợ viễn vông, ít tâm sự với người ngoài, nhút nhát nên chỉ muốn sống cầu an cho qua ngày tháng.
b/GIAO TẾ:- phải phối hợp với thiên can ngũ hành để biết mức độ xả giao rộng hẹp
c/-CẢM TÌNH:- chỉ thích người trẻ hơn mình nên phải chịu nhiều thiệt thòi vất vả.
d/- SỨC KHỎE LÚC TRẺ :- ruột, dạ dày yếu. Từ 30 tuổi bị đau lưng nặng, viêm khớp mãn tính.
e/-HÔN NHÂN:- nếu kết hôn sớm chắc chắn bị đổ vở, khó gặp duyên lành.
II.-- ĐẶC ĐIỂM 2:-
a/- HỌC VẤN:- không ham học nên kết quả không có gì.
b/.- SỰ NGHIỆP:- không phát triển, không người trợ giúp nên quá tệ.
c/.- TÀI VẬN:-không có tiền, không biết cách tiêu xài, nghèo suốt đời.
d/.- SỨC KHỎE LÚC GIÀ :- bị tai nạn bất ngờ, tổn thương hệ tiết niệu, gân cốt đau nhức triền miên.
---------------------------------------------------------------12 TUỔI ĐẶT TÊN CẦN BỘ THỦ NÀO—KỴ BỘ THỦ NÀO ?
1/-Sinh năm Tí, tên nên có bộ:- khẩu, điền, mễ, chỉ cho người thịnh vượng, có thức ăn, no đủ. Kỵ bộ :- nhật, ngọ, nhân; bởi vì tí ngọ xung, chuột lại sợ ánh sáng .
2/-Sinh năm Sửu, tên nên có bộ :- thảo, điền, hòa .Kỵ có chữ “vị” (mùi) và bộ tâm, bộ vương.
3/- Sinh năm Dần, tên nên có bộ:- sơn, vương (tức ngọc), y (quần áo). Kỵ có liên quan đến “Thân” (khỉ), kỵ có bộ “sước”, bộ “nhân”.
4/- Sinh năm Mão, tên cần có bộ :- mộc, mễ, đậu, liên quan đến “Hợi” (heo). Kỵ có bộ:- tâm và tên có liên quan đến “Thìn” (rồng).
5/- Sinh năm Thìn, tên cần có bộ:- nhật, nguyệt, thủy, vương. Kỵ bộ :- tâm, tiểu, khuyển, nhân đứng .
6/- Sinh năm Tỵ, tên cần có bộ:- khẩu, mộc, điền, thảo . Kỵ các bộ:- thủy, nhật, hỏa, tên có liên quan đến “Hợi” (heo).
7/- Sinh năm Ngọ, tên cần có bộ:- thảo, mộc, mễ. Kỵ bộ:- điền, tâm, tên có liên quan đến “Tí” (chuột)
8/- Sinh năm Mùi, tên cần có bộ:- thảo, mộc, môn. Kỵ bộ:- ngưu, y, thị (kỳ).
9/- Sinh năm Thân, tên cần có bộ:- ti (tơ), y, mộc. Kỵ bộ:- trùng, hòa, liên quan đến “Dần” (cọp)
10/- Sinh năm Dậu, tên cần có bộ:- đậu, mễ, sơn. Kỵ bộ:- quân, đế, cửu.
11/- Sinh năm Tuất, tên cần có bộ:-nhân đứng, miên, ngọ, mã. Kỵ các bộ:- khẩu, khuyển và tên có liên quan đến “Thìn” (rồng).
12/- Sinh năm Hợi, tên cần có bộ:- đậu, mễ, miên, tí. Kỵ bộ:- thị (kỳ), vương (ngọc), quân và tên liên quan đến “Tỵ” (rắn).
---------------------------------------------------------------
tên Canh Dần:
hệ Mộc:Bách, Bình, Anh, Chi, Cúc, Danh, Diệp, Bích, Gia, Giao, Hạnh, Hào, Hiến, Hiệu, Hoa, Hòa, Hoàn, Hương, Hữu, Khải, Khang, Khoa, Khôi, Kiều, Kỳ, Lan, Lâm, Linh, Liên, Mai, Lê, Liễu, Lợi, Lương, My, Mỹ, Nghị, Nhân, Nhi, Như, Ninh, Phần, Phương, Quỳnh, Sinh, Sương, Thông, Thụ, Thuật, Thúy, Tùng, Vinh, Xuân
hệ Thủy: Giang, Hà, Hải, Thủy, Băng, Bằng, Châu, Dung, Dũng, Dương, Đông, Đức, Tâm, Hiệp, Hoài, Hồ, Kiệt, Long, Luân, Thiện, Triều, Trung, Uyên, Vân, Vĩnh, Yến.
Tổng hợp bài của bác Kiemma, khongtu.com
ĐẶT TÊN CON NĂM KỶ SỬU (2009)
Một cái tên mà thỏa mãn được những nguyên tắc kể trên mới chỉ là một phần rất nhỏ của yêu cầu đặt tên, vì nó mới là phần lông và da. Phần quan trọng, coi như điều kiện đủ để phối hợp làm lên một cái tên đẹp phù hợp với mệnh của từng người phải là: Họ, đệm và tên phải có sự phối hợp tốt với nhau, cân bằng về âm dương ngũ hành Kim mộc thủy hỏa thổ, không được xung khắc nhau, sự phối hợp này tạo nên bộ ngũ cách, tam tài mà phân cát hung, họa phúc. Tên phải phù hợp với mệnh (tứ trụ, năm tháng ngày giờ), mệnh kém mà tên “Đẹp - kêu” quá cũng không tốt, đó là cách yểu chiết. Tên và mệnh như thể và dụng, phối hợp tốt với nhau là cát, ngược lại là hung. Tên cũng có thể là cứu cánh cho mệnh, nó có thể bổ sung điểm khuyết (ngũ hành) để trợ mệnh, cũng có khi khắc phá, làm tổn hại mệnh. Nếu ai theo dõi cuốn phim Chu Nguyên Chương trên VTV thì biết, thủa nhỏ ông tên là Trùng bát. Khi 24 tuổi tham gia quân khăn đỏ, được đổi tên thành Chu Nguyên Chương. Thời niên thiếu là một cậu bé mồ côi, chăn trâu cắt cỏ, nghèo đói, bơ vơ. Sau khi trưởng thành, qua hơn 20 năm chinh chiến, ông đã trở thành một vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung hoa, được người đời ca tụng. Xét cái mệnh của ông chắc rằng không nhỏ, nhưng trên thực tế tuổi thiếu thời rất khổ cực, gắn liền với cái tên Trùng Bát của ông. Tền trùng bát là bát thuần Cấn (người viết tự bịa ra), biểu hiện sự ngưng trệ, khó khăn, không người giúp đỡ, không nơi nương tựa, khó khăn trùng trùng. Nhưng cũng chính vì cái tên Trùng Bát - "Tượng Tích thiểu thành cao" này đã tôi luyện cho ông trở lên ngoan cường, … và dũng mãnh hơn. Sau khi đổi thành Chu Nguyên Chương thì cuộc đời ông biến đổi sang một trang sử mới, bắt đầu manh nha cho ước vọng đế vương. Chỉ xét riêng Tổng cách thôi đã thấy tên của ông mới đạt làm sao: “Số làm thủ lĩnh hiển hách, giàu có rất lớn, có thế vận xung thiên, khắc phục mọi khó khăn mà thành công. Nếu số này mà thiếu đức thì tuy có địa vị, uy quyền e cũng không giữ đợc lâu. Cần nên tu thân, dưỡng tính mới giữ đợc địa vị. Nếu đàn bà đừng dùng số này, lý do cũng như số 21. Đàn bà mà chủ vận và các cách khác có số này thì khó tránh phòng khuê rời rã, trướng gấm lạnh lùng”. Đây là nói đến một bậc anh hùng hào kiệt, còn người thường thì sao? Nếu người thường, mệnh yếu không nên lấy tên nổi danh như thế này, càng không nên lấy tên của những người nổi tiếng đặt tên cho con cháu, sẽ phạm vào cách yểu chiết. Còn nhớ, mấy tháng trước người viết có xem lá số và đặt tên cho một cháu bé. Cháu bé này sinh trong một gia đình họ Tăng, giàu có “nhất khoảnh”, lại là con hiếm muộn, lá số có cách giàu cự phú, kiểu như công tử bạc liêu, đốt tiền soi đường, … cộng thêm cách của Nhạc bất quần. Căn cứ vào những điều này, người viết đã lựa ra một cái tên chỉ có hai từ Tăng… (xin không nêu ra vì cháu còn nhỏ). Một cái tên có thể nói là rất vui, … Từ khi cháu mang tên này thì rất nổi danh, có nhiều người nói chuyện, hỏi thăm về cháu mặc dù chẳng biết mặt mũi ra sao, bố mẹ cháu rất KHOÁI. Hay một cái tên nữa cũng là tên rất hay và ý nghĩa, đó là tên của một vị anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của mọi thời đại. Ông có cái tên là Võ Nguyên A. Điều đặc biệt ở đây là cả họ tên và đệm đều rất chuẩn mực. Từ Võ biểu hiện của một võ tướng, nghề binh nghiệp, Nguyên trong nguyên hanh lợi trinh, nguyên là đầu tiên và to lớn, vĩ đại, nguyên còn là nguyên bản, nguyên vẹn (bịa ra cho vui), A là đứng đầu bản chữ cái (hì), mệnh của ông chắc chắn cũng phải rất lớn rồi, sự kết hợp (thể và dụng) này làm sao không trở thành bậc vĩ nhân, lưu danh sử sách?
Phần I
Người sinh năm Sửu,(Sửu nào cũng vậy) tên cần có những bộ :- ĐIỀN (田), bộ HÒA (禾), bộ THẢO (艹) để được cuộc sống an ổn, có đủ cơm ăn áo mặc. Còn về công danh sự nghiệp thì còn tùy theo phúc đức và khảo sát Bát Tự (Tứ trụ của năm tháng ngày giờ sinh) mới biết được.
Huynh đệ có thể tham khảo quyển “HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN” của Thiều Chửu để có chi tiết đầy đủ hơn. Tôi xin lược nêu ra đây một số chữ thông dụng để bạn nào không có sách , có thể dùng tạm.
Đặt tên bằng cách chọn một trong các chữ nêu sau, hoặc có thể ghép hai, ba chữ lại thành tên cũng được, tùy theo sở thích và tập quán gia đình. (cử trùng tên)
1.-BỘ ĐIỀN:- 田 chỉ về ruộng, nền tảng cơ bản cuộc sống. Các chữ:-
-ĐIỆN (甸) : - khu đất, cõi đất -GIỚI (界) :- ranh đất, biên giới
-CHẨN(畛): - bờ ruộng, giới hạn -LƯỢC(略):- mưu lược, tài tháo vát
-HUỀ(畦): - khu đất rộng -HỌA (畫):- vẽ (họa sĩ)
-DƯ (畬): - đất khai khẩn trên 2 năm -TUẤN (畯):- chức quan khuyến nông ngày xưa
-LƯU (留): - giữ lại -ĐƯƠNG (ĐANG) (當) :- hiện giờ, ngay tại
-UYỂN (畹) : - 2 mẫu đất, họ ngoại -THOẢN (疃):- đồn điền
-KỲ (畿): - chốn kinh đô -LÂN (疄):- ruộng đất cao
-CƯƠNG (彊) : - bờ cõi -TRÙ (疇) :- ruộng đã cấy lúa, hai đôi (đồ, con vật)
-ĐIỆP (疊): - chồng chất -DO (由):- từ chỗ đó
2.-BỘ HÒA:- 禾 chỉ về ruộng, nghề nghiệp trong cuộc sống. Các chữ:-
-HÒA(禾): - cây lúa -TÚ(秀):- lúa đã trổ, đẹp đẽ
-TƯ(私): - riêng tư -TIÊN(秈):- lúa sớm
-BỈNH (秉): - cầm nắm -THU(秋):- mùa Thu
-KHOA(科) : - trình độ, môn học -TẦN(秦):- nước Tần, họ Tần
-THUẬT(秫): - lúa nếp -TỈ(秭):- mười ức (là 1 triệu ngày nay)
-XỨNG(稱): - cái cân -CÁT (KIẾT) (秸):- lõi của cộng rơm
-ĐỀ (稊): - cỏ mọc chung với lúa (lồng vực) -TRÌNH(程):- khuôn phép, trình độ
-ĐỒ(稌): - lúa nếp -NHẪM(稔):- lúa chín, được mùa
-LĂNG(稜) : -nơi oai linh -TRÙ(稠):- nhiều, đông đúc
-XƯNG(稱): - đề cao, nói lên -ĐẠO(稻):- lúa hai vụ
-ỔN(穩): - yên, bền vững -TẾ(穄):- lúa không có nhựa
-TÔ(穌): - tươi , sống lại -DĨNH(穎):- bông lúa, hơn người khác
-MỤC(穆): -hòa mục -NHƯƠNG (穰):- lúa trĩu hạt, trúng mùa
-TUỆ (穗): - bông lúa -LANG(稂):-một loại cỏ
3.-BỘ THẢO: - 艸 / 艹 phương tiện vật chất trong cuộc sống. Các chữ:-
-GIAO(艽): - cỏ giao -THIÊN(芊):- cỏ tốt um tùm
-CHI(芝): - cỏ Chi (rất thơm) -HOA(花):- bông hoa
-PHƯƠNG(芳): - thơm tho -VÂN(芸):- vân hương 芸香:- tên loại cỏ vân hương
-UYỂN(苑): - vườn -LINH(苓):- cây phục linh 茯苓
-ANH(英): - hoa các loài cây -BÌNH(苹):- cỏ Bình
-BẬT(苾): - thơm tho tiếng tốt -MẬU(茂):- tươi tốt, xanh tươi
-GIA(茄): - cuống sen -MÍNH(茗):- đọt chè (trà) Mính Viên茗園
-CHI(芰): - lệ chi 荔芰= cây vải -TƯ(茲):- thêm vào, bồi bổ
-TRÀ(茶): - cây trà (để uống) -NHUNG(茸):- sừng non của nai
-TUÂN(荀): - tên nước, họ, loại cỏ -THUYÊN(荃):- cỏ thơm
-HẠNH(荇): - rau hạnh -TIẾN(荐):- gấp hai lần
-HÀ(荷): - cây sen -PHỦ(莆):- loại cỏ báo điềm lành
-TRANG(莊): - trại, vườn nhà -UYỂN(菀):- tốt tươi
-DU(萸): - cây thù du -CÚC(菊):- hoa cúc
-XƯƠNG(菖): - cỏ xương bồ -THÁI(菜):- rau cải
-HOA(華): - nước Trung Hoa -ĐIỀM(菾):- tên rau điềm
-THỤC(菽): - tên loại đậu -ĐÀO(萄):- bồ đào蔔萄: dây nho
-LAI(萊): - tên cỏ Lai -VẠN(萬):- mười ngàn (10.000)
-HUYÊN(萱): - loại cỏ thơm -BẢO(葆):- cỏ mọc um tùm
-PHONG(葑): - rau phong -TRỨ(著):- sáng rõ (cũng đọc TRƯỚC)
-ĐỔNG(董): - phụ trách -QUỲ(葵):- hoa quỳ
-BỒ(蒲): - cỏ bồ (làm nệm lót xe vua quan ngày xưa)-KIÊM(蒹)ên cỏ Kiêm
-THƯƠNG(蒼): - màu xanh đậm -SÂM(蔘):- cỏ sâm, củ sâm
-BỒNG(芃 / 蓬 ): - cỏ bồng, bồng lai -LIÊN(蓮):- hoa sen
-THUẦN(蓴): - rau nhút -GIÁ(蔗):- cây mía
-TÂN(莘): - đông đúc, cây tế tân -TƯỞNG(蔣):- họ Tưởng
-DU(萸): - cỏ du -HUỆ(蕙):- hoa huệ
-VI(薇): - rau vi -DĨ(苡):- hạt ý dĩ 薏苡
-KHƯƠNG (CƯƠNG): 薑- gừng -TIẾN(薦): - dâng lên, đề bạt ,cử người
-THỰ(薯): - củ hoài sơn -HUÂN(薰):- loại cỏ thơm
-NHU(薷): - cây hương nhu -LAM(藍): - cây chàm
-TÀNG(藏): - cất chứa, giấu -ÁI(藹): - cây cối rậm rạp
-TÔ(蘇): - sống lại -TẦN(蘋): - cỏ tần
-LAN(蘭): - hoa lan -MI (蘼): - cỏ Mi Vu蘼芋 có hoa thơm
4.- KỴ DÙNG NHỮNG TÊN CÓ BỘ THỦ HOẶC Ý NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN:-
-Kỵ có liên quan đến Mùi (các chữ chứa bộ Vị (未), và Dê (các chữ chứa bộ Dương 羊 )-TĐHV-tr.500
-Kỵ có bộ Tâm, chữ Tâm (忄, 心)—TĐHV-tr.196
-Kỵ bộ NGỌC(玉) (trang 386) bộ VƯƠNG (王) (trang 389 )
************************************
mới chỉ sưu tầm được nhiêu đó thôi. Mọi người ai có thì thêm vào tiếp nhé! 谢谢,大家关注!!!
Phần II:(2009)
12 TUỔI ĐẶT TÊN CẦN BỘ THỦ NÀO—KỴ BỘ THỦ NÀO ?
1/-Sinh năm Tí, tên nên có bộ:- khẩu, điền, mễ, chỉ cho người thịnh vượng, có thức ăn, no đủ. Kỵ bộ :- nhật, ngọ, nhân; bởi vì tí ngọ xung, chuột lại sợ ánh sáng .
2/-Sinh năm Sửu, tên nên có bộ :- thảo, điền, hòa .Kỵ có chữ “vị” (mùi) và bộ tâm, bộ vương.
3/- Sinh năm Dần, tên nên có bộ:- sơn, vương (tức ngọc), y (quần áo). Kỵ có liên quan đến “Thân” (khỉ), kỵ có bộ “sước”, bộ “nhân”.
4/- Sinh năm Mão, tên cần có bộ :- mộc, mễ, đậu, liên quan đến “Hợi” (heo). Kỵ có bộ:- tâm và tên có liên quan đến “Thìn” (rồng).
5/- Sinh năm Thìn, tên cần có bộ:- nhật, nguyệt, thủy, vương. Kỵ bộ :- tâm, tiểu, khuyển, nhân đứng .
6/- Sinh năm Tỵ, tên cần có bộ:- khẩu, mộc, điền, thảo . Kỵ các bộ:- thủy, nhật, hỏa, tên có liên quan đến “Hợi” (heo).
7/- Sinh năm Ngọ, tên cần có bộ:- thảo, mộc, mễ. Kỵ bộ:- điền, tâm, tên có liên quan đến “Tí” (chuột)
8/- Sinh năm Mùi, tên cần có bộ:- thảo, mộc, môn. Kỵ bộ:- ngưu, y, thị (kỳ).
9/- Sinh năm Thân, tên cần có bộ:- ti (tơ), y, mộc. Kỵ bộ:- trùng, hòa, liên quan đến “Dần” (cọp)
10/- Sinh năm Dậu, tên cần có bộ:- đậu, mễ, sơn. Kỵ bộ:- quân, đế, cửu.
11/- Sinh năm Tuất, tên cần có bộ:-nhân đứng, miên, ngọ, mã. Kỵ các bộ:- khẩu, khuyển và tên có liên quan đến “Thìn” (rồng).
12/- Sinh năm Hợi, tên cần có bộ:- đậu, mễ, miên, tí. Kỵ bộ:- thị (kỳ), vương (ngọc), quân và tên liên quan đến “Tỵ” (rắn).
Không biết có ai có nhu cầu đặt tên con theo chữ Nho xưa (Hán ngữ xưa không nhỉ?
Phần III:(2009)
Bạn muốn sinh con năm Sửu ư ? Nên nhớ rằng tuổi Sửu rất trực tính và cũng khá vất vả nhưng hiền lành, không mưu toan hại ai. Vì tuổi Sửu là con trâu nên rất cần cỏ, nước, mái nhà, xe cộ nên bạn có thể đặt với những tên sau:
Thảo (cỏ), Chi (cỏ thơm), Phương (mùi thơm), Tú (đẹp), Uyển (một loại cỏ), Dung (hoa phù dung), Thủy (nước), Giang (sông), Hòa (cỏ)...
Có thể kết hợp để đặt. Ví như: Tú Phương, Uyển Chi, Phương Thảo, Phương Chi, Hoài Giang...
Muốn chính xác thì cần kết hợp cả 2 yếu tố theo phương pháp rất khó sau:
1/ Lấy ngày tháng năm giờ sinh, bốn yếu tố cả âm và dương cộng lại với nhau, sau đó chia cho 8, được bao nhiêu chính là số nét của bộ thủ chữ Hán. Sau đó tìm các chữ thuộc bộ Thảo, bộ Xa, bộ Thủy, bộ Sửu...có đúng số nét cần tìm là được.
2/ Sau đó tính tiếp ngũ hành của họ và tên. Thường thì ngũ hành của họ sinh cho tên đệm, tên đệm sinh tên chính, tên chính sinh bản mệnh. Thế là tuân theo vòng tuần hoàn, đảm bảo okie.
MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
Thọ Vực – Huỳnh Tấn Kim Khánh
Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc
Con người khi sinh ra được đặt tên một cách trang trọng.
Từ khi có Tên, người đó mới coi như chính thức bước vào xã hội loài người với sổ bộ ghi chép, với giấy khai sinh và hơn thế nữa với bao hoài bão ước mơ chức đựng trong cái Tên đó.
Cái Tên sẽ theo suốt cuộc đời của người mang nó như luôn soi rọi mọi hành vi mà người đó mang theo, đúng hay không đúng với cái Tên mình đã mang.
(...)
CHƯƠNG NĂM
HƯỚNG DẪN ĐẶT TÊN
1. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÊN NGƯỜI
1. Về âm thanh
Thường thường, tên của người Việt Nam gồm:
- Hai chữ: Họ và tên : Trần Thành.
- Ba chữ: Họ, tên đệm và tên: Lê Văn Hải.
- Bốn chữ: Họ gồm hai chữ và tên gồm tên đệm và tên: Nguyễn Đình Chung Song.
- Năm chữ hay nhiều hơn: Thường là họ tên cả cha mẹ hoặc họ tên thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.
Ví dụ: Phạm Huỳnh Xuân Lan Chi
Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuân
Như vậy, các tiếng trong tên của mỗi người đều thuộc thanh bằng hay thanh trắc.
Khi đặt tên, nên tuỳ theo sự hoà hợp của các thanh bằng trắc để âm hưởng hài hoà, đọc nghe êm tai.
- Nếu trường hợp họ tên gồm hai tiếng, không có tên đệm, dễ kết hợp bằng trắc và bổng trầm, ít có trường hợp khó nghe, trúc trắc.
Ví dụ: Trần Quỳnh – Hoàng Kiên (cùng trầm)
Nguyễn Trãi – Phạm Thụ (cùng bổng)
Trường hợp đọc lên nghe trúc trắc, có thể thêm vào một chữ nữa.
Ví dụ: Phạm Tấn Lộc – Trịnh Lệ Thuỷ.
- nếu tên gồm ba tiếng, bốn tiếng trở lên, sự phối âm cần tránh chữ cùng dấu giọng đi liền nhau, nhất là đối với chữ có dấu nặng. Cấu trúc như sau:
bbb – bbt – btb – btt
ttt – ttb – tbt – tbb
Ví dụ: bbb : Trần Văn Trà – Trần Cao Vân – Lê Cao Phan
Bbt : Huỳnh Văn Triệu – Lê Văn Ngọc
…………….
- Đối với tên gồm bốn tiếng trở lên, cách đặt tên cũng giống như thế, chỉ nên lưu ý tránh sự trùng nhiều dấu giọng trong tên, sẽ khó đọc.
2. Về ý nghĩa
Nói chung, cái tên thường mang nội dung cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Do đó, nên tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp với các nội dung trên.
Một số từ Hán – Việt nên tránh khi đặt tên:
A: Ẩm
B: Bành, bội, báo, bất, bổ, bạng
C: Cạnh, cốt, cữu, cùng
Đ: Đao, đái, đồ, đổ, đố, đoản
Gi: gian
H: hoả, hổ, hoạ, hung, huỷ, hôn, hoạn, hạ, huyệt, huyết.
K: kinh, khô, không, khuynh, khốn
L: lậu, lung, lao
M: mệnh, mộ, mã, ma, mi, mô
N: noãn, nô, nê, nặc, ngưu
O: oán
Ô: Ô, Ốc
Ph: phá, phản, phật, phất
Qu: quỷ
S: sa, sà, sài, sất, sàng, súc
T: tán, tàng, tật, tì, tiêu, tranh, thánh, thằng, thai, thải, thôi, thần, thực, thác, tử
V: vô, vong, vật
X: xảo, xà
3. Về tính cách
Ngoài các nội dung ý nghĩa trên, cũng cần tránh một số điểm về tính cách.
(1) Tính hoả khí: Tên đọc lên thấy bừng bừng sức nóng, hoả khí mãnh liệt.
Ví dụ: Phạm Mãnh Liệt – Trần Hào Khí
Trịnh Quyết Tử - Lê Ái Tử - Dương Cảm Tử
(2) Tính đại ngôn: Tên nêu lên một sự việc quá mức bình thường.
Ví dụ: Tạ Đại Chí – Trần Bất Tử - Lâm Đại Tiên
Dương Thánh Nhân – Nguyễn Hiền Thần
Phạm Vô Uý…
(3) Tính quá thật, đến thô thiển:
Ví dụ: Lê Chân Thật – Nguyễn Mỹ Mãn
(4) Tính vô nghĩa: Tên chẳng mang một ý nghĩa đặc sắc nào, gần như ghép từ.
Ví dụ: Lê Khắc Sinh Nhật – Hoàng Kỷ Niệm – Lâm Hoàng Hôn
(Sưu tầm)
09-26-2007, 11:43 PM #2
ngoctuan
Trứng Thủy Tinh
Tham gia ngày: Apr 2007
Bài gởi: 91 II. NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN THƯỜNG GẶP
1. Theo từ Hán Việt.
(1) Theo các bộ chữ:
Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
Ví dụ:
- Bộ thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
- Bộ thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…
- Bộ mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
- Bộ kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
- Bộ hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…
- Bộ thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…
- Bộ ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…
Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.
(2) Theo mẫu tự La – tinh a, b, c…của từ Hán Việt:
Ví dụ: Cư, Cừ, Cự, Cường, Cửu…
Hà, Hải, Hành, Hạnh, Hoàng, Huy…
(3) Theo tứ Linh:
Long, Lân, Quy, Phụng
(4) Theo thập nhị chi (mười hai con giáp của năm sinh):
Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
(5) Theo thập can:
Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
(6) Theo các loài hoa trong bốn mùa:
Mai, Liên, Cúc, Đào…
Hoặc theo tên cây cối:
Tùng, Bách, Hoè, Liễu, Cam, Lê…
(7) Theo dược liệu quý:
Sâm, Nhung, Quế, Cao, Thục…
(8) Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm:
Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.
Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:
Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.
(9) Theo các từ trong một cụm từ Hán Việt:
Ví dụ: Hương, Khuê, Chiêm, Ngưỡng
Ẩm, Thuỷ, Tư, Nguyên
Tài, Lộc, Phong, Phú
Chiêu, Tài, Tiến, Bảo
Thục, Nữ, Thành, Tựu
Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.
(10) Dùng các cụm từ chỉ đức hạnh, chữ tam đa:
Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Nhân, Từ, Đạo, Đức.
Phước, Lộc, Thọ.
(11) Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:
Ví dụ: Tên cha: Trâm
Tên các con: Anh, Thế, Phiệt
Tên cha: Đài
Tên các con: Các, Phong, Lưu.
Tên cha: Kim
Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.
(12) Tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):
Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn
Hoặc phân biệt con nhà bác, con nhà chú (Bá – Thúc)
Ví dụ: Nguyễn Bá Luân, Nguyễn Bá Lực, Nguyễn Bá Long,
Nguyễn Thúc Định, Nguyễn Thúc Đoan,
Nguyễn Thúc Đang
(13) Tên lấy từ một câu chữ trong sách cổ:
Ví dụ: Đào Trinh Nhất rút từ câu trong Luận ngữ :
Không Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”.
(14) Tên lấy từ một câu danh ngôn trong cổ học:
Ví dụ: Tên Hoàng Đức Kiệm là rút từ câu cách ngôn :
“Tĩnh năng tồn tâm, kiệm năng dưỡng đức”.
Nghĩa: “Yên tĩnh có thể giữ gìn được cái tâm,
Tiết kiệm có thể nuôi dưỡng được cái đức”.
(15) Theo ý chí, tính tình riêng:
Ví dụ:
- Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.
- Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.
- Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.
2. Tên từ Thuần Việt
(1) tên có ý nghĩa đơn giản tự nhiên:
Ví dụ: Nguyễn Văn Vàng, Trịnh Thị Lành.
(2) Theo hoa quả thiên nhiên:
Ví dụ: Bưởi, Đào, Mận, Lài, Sen…
(3) Theo thứ tự trong gia đình:
Ví dụ: Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu…
09-26-2007, 11:44 PM #3
ngoctuan
Trứng Thủy Tinh
Tham gia ngày: Apr 2007
Bài gởi: 91 III. ĐẶT TÊN THEO THÀNH NGỮ CHỮ HÁN
Những thành ngữ sau đây gồm bốn chữ, lấy từ một câu trong các cổ thư Trung Hoa. Có thể chọn một, hai chữ theo thứ tự trong thành ngữ hoặc sắp xếp cho hợp ý mình. Mỗi thành ngữ có nội dung được diễn giải rõ ràng, đầy đủ và có ví dụ đặt tên.
A
1. An cư lạc nghiệp:
An : yên lành; Cư: ở; Lạc: vui; Nghiệp: nghề
Nghĩa: Ở yên chỗ, vui với nghề.
Hán thư: “Các an kỳ cư nhỉ lạc kỳ nghiệp” (“Mỗi người đều ăn ở yên lành, sống vui với nghề nghiệp”).
Ví dụ đặt tên: Đỗ An Cư – Nguyễn Lạc Nghiệp
Phạm An Lạc – Trần Lạc An
2. An nhược kim âu:
An: yên lành; Nhược: như; Kim: vàng; Âu: cái âu.
Nghĩa: Vững như âu vàng. Ý nói: vững vàng, chắc chắn.
Nam sử chép lời Hán Vũ Đế: “Ngã quốc gia do nhược kim âu, vô sở khiếm khuyết” (“Đất nước của ta vững bền như âu vàng, chẳng có chỗ nào kém khuyết”).
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Kim Âu – Lý Nhược An
3. Anh tài uyên tẩu:
Anh: người tài năng xuất chúng; Tài: tài năng; Uyên: cái vực sâu, có nhiều cá ở; Tẩu: cái chằm, bụi rậm, có nhiều thú hoang ẩn núp.
Ngụ ý nơi dạy được nhiều học trò giỏi, giống như cái vực sâu có nhiều cá và cái chằm rậm rạp có nhiều thú hoang ẩn náu.
Ví dụ: Phạm Anh Tài – Ngô Tài Uyên.
4. Ánh tuyết độc thư:
Ánh: ánh sáng chiếu lại; Tuyết: hơi nước trên không, gặp lạnh kết đông lại mà rơi xuống; Độc: đọc; Thư: sách.
Nghĩa: Soi tuyết đọc sách. Chỉ người học trò nghèo mà ham học.
Sách Thượng Hữu Lục kể truyện Lục Điền đời Tấn thông minh, chăm học nhưng nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn, ban đêm ông đem sách ra ngoài trời, nhờ có tuyết chiếu ánh sáng mà đọc.
Ví dụ đặt tên: Đào Thị Ánh Tuyết.
5. Ẩm thuỷ tư nguyên:
Ẩm: uống; Thuỷ: nước; Tư: nghĩ, nhớ; Nguyên: nguồn.
Nghĩa: Uống nước nhớ nguồn. Chỉ sự biết ơn, nhớ ơn.
Ví dụ đặt tên: Trần Tư Nguyên – Bùi Thuỷ Nguyên
6. Ẩn ác dương thiện:
Ẩn: giấu đi; Ác: xấu, hung dữ; Dương: cất lên, khen ngợi; Thiện: tốt lành.
Nghĩa: Giấu điều ác, điều xấu; khoe việc hay, sự tốt ra.
Ví dụ đặt tên: Bùi Thiện Dương – Vũ Dương Thiện
B
1. Bác cổ thông kim
Bác: rộng; Cổ: đời xưa; Thông: suốt qua, hiểu rõ; Kim: đời nay.
Nghĩa: Hiểu biết rộng đời xưa, thông suốt cả đời nay; người bác học.
Ví dụ đặt tên: Lê Thông Kim – Trần Bác Kim
Trịnh Kim Thông.
2. Bách chiến bách thắng:
Bách: trăm; chiến: đánh nhau; thắng: hơn, lấy sức mà khuất phục người.
Nghĩa: Đánh trăm trận đều thắng cả trăm trận. Nghĩa bóng: vô địch, không ai hơn nổi.
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Chiến Thắng – Lê Bách Thắng
Trần Thiện Thắng – Tạ Bách Chiến
3. Bách bộ xuyên dương:
Bách: trăm; b ộ: bước; xuyên: suốt, thấu qua; dương: dương liễu
Nghĩa: Cách trăm bước, bắn xuyên qua lá dương
Sử ký viết: “Người bắn cung giỏi như Dưỡng Do Cơ đời nhà Chu, đứng xa cách trăm bước mà bắn tên trúng xuyên qua lá liễu”, chỉ tài bắn tên siêu phàm. Nghĩa bóng: Người có tài, hữu dụng cho đất nước.
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Bách Xuyên – Phạm Dương Xuyên
Trần Xuyên Dương – Đinh Bách Dương
4. Bách niên hảo hợp:
Bách: một trăm; niên: năm; hảo: tốt lành; hợp: hoà hợp.
Nghĩa: Trăm năm hoà hợp. Ý chỉ vợ chồng hoà hợp tốt đẹp, lâu dài.
Ví dụ đặt tên: Trần Thị Hảo – Đào Thị Hợp
Đặng Văn Hảo – Nguyễn Văn Hợp.
5. Bách xích can đầu:
Bách: trăm; xích: thước; can: cây sào; đầu: cái đầu.
Nghĩa: Cây sào trăm thước. Nguyên câu là: “Bách xích can đầu, cánh tiến nhất bộ” (“Dù đã lên tới đầu cây sào cao trăm thước, nhưng vẫn cố tiến thêm một bước nữa”). Ý nói: Có tài cao, nhưng không lấy làm tự mãn, vẫn cố gắng để tiến bộ thêm. Thành ngữ “bách xích can đầu” chỉ người có tài năng, đạo đức ở đỉnh cao.
Ví dụ đặt tên: Lưu Bách Xích – Hồ Bách Can.
6. Bàn khê thọ khảo:
Bàn: địa danh ở huyện Bảo Khê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; khê: khe suối; thọ: sống lâu; khảo: già.
Nghĩa: Khe bàn sống lâu. Theo tích xưa, Khương Tử Nha ngồi câu cá ở Khe Bàn, lúc đó khoảng tám chục tuổi, được Văn Vương mời ra cầm quân diệt nhà Trụ, lập nên nhà Chu.
Ví dụ đặt tên: Mai Thọ Khê – Trần Bàn Khê.
7. Băng hồ thu nguyệt:
Băng: giá, nước vì lạnh mà đóng lại thành thể rắn; hồ: cái bình đựng rượu; thu: mùa thu; nguyệt: trăng.
Nghĩa: Bầu giá trăng thu. Nghĩa bóng: Lòng trong sạch của bậc hiền nhân quân tử.
Thơ Lý Diên Niên: Băng hồ thu nguyệt
Oánh triệt vô hà.
Nghĩa: Như bầu giá băng
Trong suốt không bợn.
Ví dụ đặt tên: Trần Băng Hồ - Trịnh Thị Thu Nguyệt
Dương Ngọc Hồ - Phạm Băng Tâm
8. Bất khả tư nghị:
Bất: không; khả: có thể; tư: nghĩ; nghị: bàn
Nghĩa: Không thể bàn. Chữ trong kinh Phật: “Kỳ công đức bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị” (“Công đức không thể nghĩ, bàn bạc được; quả báo cũng không thể nghĩ, bàn bạc được”).
Chỉ một sự việc, một nhân cách cao siêu, không thể bàn bạc, nghĩ đến được.
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Bất Nghị - Mạnh Khả Tư
Phạm Tư Nghị
9. Bất tri vi bất tri:
Bất: không; tri: biết; vi: là
Nghĩa: Không biết thì là không biết
Chữ lấy trong sách Mạnh Tử: “Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (“Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, như thế đó mới gọi là biết vậy”).
Ý câu này dạy sự chân thật trong tri thức.
Ví dụ đặt tên: Lê Thị Bất Tri – Nguyễn Thị Tri
Dương Bất Tri – Trần Văn Tri
10. Bị hạt hoài ngọc:
Bị: mặc; hạt: áo vải của người nghèo; hoài: mang, ôm, lận; ngọc: viên ngọc
Nghĩa là : Mặc vải lận ngọc. Nghĩa bóng: Người quân tử không muốn cho người đời biết mình.
Sách Lão Tử viết: “Tri ngã giả hi, tắc ngã quí hĩ; thị dĩ thánh nhân bị hạt hoài ngọc” (“Ít kẻ biết ta thì ta lại quý, cho nên thánh nhân mặc đồ vải gai mà trong lưng lận ngọc báu”).
Ví dụ đặt tên: Bùi Ngọc Hoài – Vũ Ngọc Hoài
Phùng Hoài Ngọc – Trương Hoài Ngọc
11. Bĩ cực thái lai:
Bĩ: tên một quẻ trong Kinh Dịch; chỉ sự bế tắc; cực: rất lắm, cuối cùng; thái: tên một quẻ, chỉ sự thông thuận, an vui; lai: đến.
Nghĩa: Bế tắc ở mức cùng tột thì đến sự thông thuận, an vui. Hết thời vận xấu, đến thời may mắn.
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thái Lai – Trần Văn Lai
Phạm Văn Thái.
12. Biên châu chuyết ngọc:
Biên: đan bện, sắp xếp; châu: hạt ngọc trai; chuyết: kết lại với nhau; ngọc: viên ngọc
Nghĩa: Sắp xếp lại các hạt châu và kết các viên ngọc lại với nhau.
Nghĩa bóng: làm bài văn tuyệt diệu. Đây là lời khen một nhà làm văn xuất sắc.
Ví dụ đặt tên: Trần Thị Châu Ngọc – Lý Ngọc Châu
Phạm Ngọc Biên – Nguyễn Chuyết Ngọc
13. Bộ bộ liên hoa
Bộ: đi bộ, bước; liên: hoa sen; hoa: bông hoa.
Nghĩa: bước bước hoa sen.
Nam sử kể: Đông Hôn Hầu yêu quý nàng hầu là Phan Phi rất đẹp, cho làm cái lầu ở, sàn chạm những đoá sen. Mỗi lần nàng bước đi, ông khen: “Thử bộ bộ liên hoa dã” (“Mỗi bước đi nở một đoá sen vậy”). Chỉ sự tôn quý, đẹp đẽ.
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thị Liên Hoa – Trần Thị Liên.
TỔNG HỢP TỪ KHONGTU.COM VÀ http://phongthuy.vietaa.com/
Tục tảo mộ trước Tết trong tâm thức người Việt
Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.
Để tưởng nhớ người đã khuất, những người còn sống mỗi năm đều cúng giỗ. Và vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.
Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân.
Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất.
Tục tảo mộ cuối năm, ngoài là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.
Đặc biệt, những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Đối với cư dân thành thị, những người đã khuất được mai táng trong các nghĩa trang ở thành phố, do vậy thường khó duy trì việc những người trong gia đình, dòng họ khi khuất núi được chôn cất gần gũi, đầm ấm với nhau như ở thôn quê.
Nhưng cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên đán, người thành thị cũng luôn sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ, người thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận.
Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình.
Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.
Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.
Nguồn:thanhnien.com.vn
Dọn nhà… đón xuân
1. Thay áo cho tường
Chẳng có cách nào làm mới ngôi nhà nhanh hơn việc khoác cho tường một tấm áo mới. Vậy nhưng để có một bức tường đẹp và hợp với ngôi nhà, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản cho từng kiểu trang trí tường sau.
Sơn màu
Phối màu: Trước khi chọn màu nền cho các phòng, bạn nên lưu ý đến những vật dụng bài trí vì nó là điểm nhấn trong màu sắc tổng thể. Từ đó, bạn có thể phối tông hài hoà, tương đồng. Với người cá tính mạnh có thể sử dụng màu tương phản. Ví dụ, bộ salon, kệ phòng khách màu gỗ sậm nên chọn màu tường vàng nhạt để hài hoà, nhưng muốn tạo tương phản thì chọn màu xanh. Ngoài màu nền chính, cần chọn thêm màu đệm để sơn chỉ tường, gờ cửa.
Bạn cũng nên quan tâm đến màu của trần và nền. Nhà hẹp thường sơn tường và trần màu sáng để tạo hiệu ứng thị giác thoáng rộng. Nếu phòng quá cao, có thể chọn màu trần sậm để có cảm giác trần thấp lại. Riêng màu nền thường sử dụng tông đậm và nóng. Ở phòng ăn, bạn nên dùng màu nóng và sáng để kích thích vị giác. Phòng ngủ, phần lớn dùng những sắc sáng nhẹ như tím, xanh nhạt… và không làm nhiều điểm nhấn để dễ “ru” giấc ngủ.
Chọn màu: Thông thường, màu được chia theo ba sắc thái biểu cảm: quá khứ, hiện tại, tương lai. Gam màu quá khứ là đồng, gạch, nâu đất… thích hợp với người già, hay hoài niệm. Màu hiện đại thường là các sắc tươi và nóng như cam, vàng, đỏ, biểu hiện sự năng động. Còn màu tương lai thường là gam lạnh, tạo được sự lung linh huyền ảo như xanh biếc, xanh ngọc hay xanh đá saphia… Tuỳ theo độ tuổi và sở thích của các thành viên trong gia đình, bạn lựa màu các phòng cho phù hợp.
Kiểu sơn: Thay vì kiểu sơn một màu truyền thống, ngày nay có rất nhiều kiểu sơn trang trí như sơn kiểu ngựa vằn với các vệt màu khác nhau hay kiểu sơn các hình khối… Và nếu không có thời gian cũng như không có kinh nghiệm, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ.
Vẽ tranh
Không khí Tết tràn ngập qua những đóa mai vàng rực rỡ hay những cành đào mơn mởn trên bức tường phòng khách, đoá hoa hồng trên tường làm phòng ngủ trở nên lãng mạn. Và những con vật ngộ nghĩnh khiến phòng bé như một vườn cổ tích… Tuy nhiên, để có bức vẽ đẹp bạn cần nhớ một số nguyên tắc sau: Với không gian phòng khách nên lựa phong cảnh và màu sắc nhã nhặn, nhẹ nhàng giúp không gian thoáng đãng, mát mẻ mà vẫn sang trọng.
Với phòng ngủ, bạn nên gợi cảnh ấm áp và có thể mang tính chất riêng tư. Màu sắc ở các bức vẽ nên kết hợp thật hài hoà. Bạn chỉ nên sử dụng hai hoặc ba màu sơn cho bức tranh tường để tiết kiệm hơn, và không làm ngôi nhà loè loẹt.
Dán giấy
Muốn làm mới ngôi nhà mà không dùng những màu sơn đơn điệu, hãy thay sơn bằng giấy dán tường với những hoa văn lạ mắt, độc đáo và màu sắc tươi tắn. Hiện trên thị trường có nhiều chủng loại khác nhau như: giấy, vải, bố dán tường, nhựa tổng hợp với các loại hoa văn hiện đại, cổ điển, dát kim loại… thích hợp với từng phong cách bài trí nhà khác nhau. Tuỳ theo phong cách trang trí mà bạn sẽ được tư vấn chọn lựa loại giấy phù hợp để tôn lên vẻ đẹp của căn nhà.
2. Bọc lại các vật dụng vải
Salon, thảm, chao đèn, rèm cửa… đã phục vụ bạn cả một năm vừa qua nên chắc chắn ít nhiều đều bị bạc, sờn, bụi bẩn… Tuỳ vào thực trạng của đồ mà bạn quyết định chỉ giặt, rửa hay bọc lại hoàn toàn. Tất nhiên màu của các vật này phải phù hợp với tổng thể ngôi nhà nhưng các sắc màu tự nhiên, trung tính, nhã nhặn với những ô kẻ nhỏ, hoạ tiết hoa mờ… vẫn đang là xu hướng. Chất liệu bọc có thể là da, giả da, vải thô, nỉ, nhung…
3. Sắp xếp lại giá sách
Giá sách chiếm một diện tích tường lớn nên việc điểm tô lại chúng rất quan trọng để mang lại một cái nhìn tươi mới. Các việc bạn có thể làm với giá sách là: lau chùi bụi, phối màu lại gáy sách bằng cách xếp những quyển màu sắc tương phản hoặc hài hoà cạnh nhau. Sơn lại tủ sách, hoặc đơn giản chỉ là mặt trong để tạo nên một giá sách mới hoàn toàn. Hãy để chừa ra những ngăn trống để bày biện khung ảnh, vật lưu niệm, lọ hoa hay những chân giấy ngộ nghĩnh.
4. Bỏ những thứ không cần thiết
Theo các nhà phong thuỷ, những thứ rải rác quanh nhà là trở ngại cho dòng luân chuyển sự sống. Điều này gây trở ngại cho sự thành công, sức khỏe, niềm hạnh phúc, thậm chí cả tình yêu của bạn. Vì vậy, hãy vứt bỏ tất cả các vật không cần thiết và cả những thứ bạn đã không sử dụng trong nhiều năm. Sau đó hãy cho những thứ còn lại như đồ make-up hay những tài liệu không dùng đến vào hộp và cất chúng đi. Nhớ sắp xếp chúng sao cho thuận tiện và dễ lấy nhất.
5. Thay rèm cửa
Ngoài tác dụng điều chỉnh ánh sáng cho căn phòng, rèm cửa (màn cửa) còn giữ ấm cho căn phòng khi mùa đông đến, hạn chế cái nóng của mùa hè, bụi và tiếng ồn bên ngoài. Không chỉ có thế, với kiểu dáng và màu sắc thích hợp, rèm cửa còn có thể tạo khoảng trống riêng tư hoặc thêm chút vẻ đẹp sang trọng hay lãng mạn cho căn phòng, tạo cho mỗi căn phòng một ấn tượng và cảm xúc khác nhau, tuỳ theo cách chọn lựa của chủ nhân.
Có rất nhiều loại rèm cửa khác nhau như rèm vén, rèm roman (hay còn gọi là rèm xếp lớp), rèm cuốn, rèm lá, rèm trúc, rèm kim loại nhẹ, rèm bằng nhựa tổng hợp hay rèm giấy để trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, loại rèm phổ biến vẫn là rèm vải vì tính năng dễ giặt tẩy, dễ lắp đặt, màu và kiểu phong phú, hợp với nhiều phong cách nội thất. Việc thay rèm cửa có thể khiến bạn mất nhiều thời gian. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nhờ một công ty nội thất làm giúp việc này.
6. Lau dọn nhà cửa, đồ đạc
Tất nhiên, chào đón một năm mới không thể để nhà cửa và vật dụng hoen bẩn. Một số mẹo lau dọn nhà cửa:
- Làm mới vật dụng bằng da: Lấy một miếng nỉ nhúng sữa tươi chà thật mạnh. Sau đó, bạn lấy vải khô lau thật sạch.
- Lau chùi ván bọc tường: Dùng nước trà tẩm vào khăn, lau mạnh lên ván.
- Lau đồ bằng đồng: Ngoài dùng dầu chùi đồ bằng đồng bán sẵn, bạn có thể dùng chanh và muối chà mạnh lên đồ đồng. Sau đó bạn rửa lại và lấy khăn khô đánh bóng.
- Làm sáng lại lớp vàng mạ: Đầu tiên, dùng bàn cọ mềm hoặc khăn lau cho hết bụi bặm bám trên mặt vàng mạ. Sau đó, bạn đánh một lòng trắng trứng gà cho nổi bọt với một ít muối. Dùng khăn mềm nhúng vào hợp chất này và chùi kỹ lên lớp vàng mạ. Sau đó, dùng khăn khô và sạch đánh bóng.
- Lau gương: Dùng khăn mềm nhúng vào cồn 90 độ, chùi lên mặt gương.
- Lau salon vải: Đối với salon bọc vải hoặc nhung, bạn có thể pha loãng cồn rồi dùng bàn chải chải một lượt, sau đó dùng máy sấy khô. Nếu trên bề mặt salon có vết bẩn do nước hoa quả, bạn có thể pha một thìa soda với nước sạch để lau, vết bẩn có thể giảm đi phần nào.
- Lau chùi vỏ tủ lạnh: Dùng một miếng vải mềm và thêm một chút kem đánh răng để lau chùi.
- Lau đồ gỗ: Lấy một giẻ sạch chấm vào sữa tươi rồi lau lên mặt gỗ, sau đó dùng nước lau sạch một lần nữa.
- Lau bàn bếp: Cắt củ cải thành lát phối hợp với nước để lau rửa bàn bếp. Bạn cũng có thể sử dụng dưa chuột hoặc cà rốt để thay thế củ cải trắng trong việc này.
- Trừ vết bẩn kẹo cao su: Dùng túi nilông bọc một ít đá lạnh đặt lên phía trên chỗ kẹo bám, khoảng 30 phút sau, khi kẹo đã cứng lại, bạn dùng tay hoặc bàn chải gỡ nhẹ bã kẹo.
Theo-Giadinhtre
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010
Góc Đông-Nam của một khu phố là “túi tiền” trời cho
Một văn phòng hay một cơ sở thương mãi nằm ngay góc Đông-Nam của một khu phố (shopping center) là đóng ngay cung Tài Lộc của khu phố đó.
Những văn phòng dịch vụ hay những cơ sở mua bán nào ở tại vị trí này, thường hưởng được nhiều may mắn và thuận lợi hơn những cơ sở thương mãi khác cùng trong khu phố đó.
Đặt được một cơ sở thương mãi ngay cung Tài Lộc của một khu phố, và nếu hướng của cơ sở này hợp với chủ nhân và không có gì phạm vào Phong Thủy, thì đúng là lộc của trời đã đến tay.Theo camnangphongthuy.
CÁC CUNG TRÊN BÁT QUÁI ĐỒ
Tất cả chúng ta ai cũng có lúc chợt ước ao rằng một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống của chúng ta có thể diễn ra tốt đẹp hơn. Một khi chú tâm vào một lĩnh vực cụ thể nào đó, chúng ta thường có khả năng kích hoạt năng lượng để khiến mọi thứ diễn ra thuận lợi cho chúng ta.
Bát quái đồ được xem như một công cụ để giúp chúng ta thực hiện được việc đó. Đồ hình bát quái này được phân chia thành tám cung đại diện cho tám lĩnh vực của đời sống: Quan Lộc, Tình Duyên, Gia Đạo, Tài Lộc, Quý Nhân, Tử Tức, Học Thức và Danh Vọng và mỗi khu vực lại có những đồ vật phát huy năng lực riêng của nơi ấy,để độc giả có thể áp dụng với hy vọng rằng biết đâu các bạn lại khai thác được cho chính mình một số điều “ảo diệu” trong thuật phong thủy.
Những vật phát huy năng lực được sử dụng trong phong thủy với mục đích tập trung tinh thần.
Ví dụ, chúng ta có thể tạo ra niềm tin cho rằng mình có khả năng ổn định điều gì đó trong cuộc sống bằng cách dùng những đồ vật nặng như đá hoặc tranh ảnh vẽ núi non. Chúng ta có thể khai thông một tình huống “bế tắc” bằng cách tạo ra hoặc gián tiếp đề cập đến sự chuyển động, ví dụ, dùng nước hay những vật chuyển động khi có gió.
Những hình ảnh được sử dụng phải có ý nghĩa với chúng ta, vừa cụ thể, nhìn là nhận ra ngay, vừa liên quan đến ý nghĩa tượng trưng của nó. Do đó chúng ta nên dùng những hình ảnh thuộc về đời sống văn hóa và kinh nghiệm riêng của mình. Nhưng cho dù dùng vật gì đi nữa, chúng cũng không được xung khắc với hành tương ứng với hướng đặt vật đó, mà ngược lại phải làm mạnh mẽ nó thêm nếu có thể.
CUNG QUAN LỘC(Hướng Bắc)
Cung Quan lộc liên quan tới những thành đạt trong cuộc đời chúng ta – hoặc trong nghề nghiệp hoặc trong đường đời. Điều này cũng có thể đánh dấu bước khởi đầu của một dự án. Vật phát huy năng lực: hình ảnh về sự chuyển động, một bức ảnh nói lên khát vọng, ví dụ ảnh một trường đại học hoặc tập sách giới thiệu về một công ty nếu bạn đang xin việc.
CUNG TÌNH DUYÊN(Hướng Tây-nam)
Tình duyên, gọi chung là các mối quan hệ, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống chúng ta. Sống thân thiện với mọi người và nhận được hỗ trợ từ cộng sự, gia đình và bạn bè là yếu tố góp phần không nhỏ cho cuộc sống hạnh phúc của một người. Vật phát huy năng lực: hình một đôi uyên ương, hai bình cắm hoa hay hai chân nến, hình chụp chung bạn với người phối ngẫu hay chụp chung với một nhóm bạn, một tranh áp phích hay một tấm ảnh, hoặc một bộ sưu tập nào đó. Cây xanh được dùng để cải thiện khí, và các dải ruy-băng hoặc vật hứng gió sẽ giúp tạo sinh khí khi chúng chuyển động, với điều kiện gió nhẹ có thể thổi đến đây. Đừng sử dụng chúng nếu ở nơi kín gió.
CUNG GIA ĐẠO(Hướng Đông)
Môi trường gia đình, trong quá khứ hay hiện tại, chính là nơi hun đúc con người chúng ta, nơi tạo dựng cách ứng xử của chúng ta với thế giới xung quanh và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc của chúng ta. Vật phát huy năng lực gồm hình ảnh hay tư liệu về gia đình, và vật gia truyền.
CUNG TÀI LỘC(Hướng Đông-nam)
Cung Tài lộc chủ về tiền bạc và sự giàu có, nhưng nó cũng bao gồm sự phong phú của cuộc sống, sự thành đạt và sự tích góp các năng lượng có ích chung quanh ta. Vật phát huy năng lực: tiền cắc, cây xanh, chén bát rỗng và sự chuyển động, ví dụ một vật trang trí nội thất có nước.
CUNG QUÝ NHÂN(Hướng Tây-bắc)
Sự tương tác với người khác là một phần thiết yếu của cuộc sống, và khu vực này rất quan trọng. “Hòn đất ném đi hòn chì ném lại” và “Gieo gì gặt nấy” là những kinh nghiệm sống có thể áp dụng ở mọi nơi, không phân biệt là ở phương đông hay phương tây. Nếu bạn sẵn lòng giúp đỡ người khác và cũng mong được người giúp lại thì đây là khu vực cần phải quan tâm. Những vật phát huy năng lực: điện thoại, danh bạ điện thoại và danh thiếp.
CUNG TỬ TỨC(Hướng Tây)
Không như cung Gia đạo, cung Tử tức (con cháu) thuộc về tương lai chứ không thuộc về giai đoạn nào trong quá khứ. Khu vực này cũng bao gồm các dự án riêng tư – nhiệm vụ hay công việc bạn nung nấu từ lúc nảy sinh ý tưởng cho đến khi hoàn tất nó. Vật phát huy năng lực: hình ảnh của con cái, chi tiết dự án, các thành tựu về nghệ thuật và các thành công khác của bạn.
CUNG HỌC THỨC(Hướng Đông-bắc)
Đây là khu vực dành cho sự thông thái và học vấn, không thuộc về những thứ bị bắt buộc nhưng là thứ mà chúng ta tìm kiếm và có thể làm cho đời sống chúng ta thêm phong phú. Vật phát huy năng lực: sách, những câu danh ngôn được lồng khung và hình của thầy cô giáo.
CUNG DANH VỌNG(Hướng Nam)
Chữ danh vọng ở đây không có nghĩa là tiếng xấu mà là tiếng tốt được sự thừa nhận của nhiều người đối với một công trạng đã được hoàn thành. Vật phát huy năng lực: các loại văn bằng, các bài cắt ra từ báo, các thành tích.
Thuật phong thủy không thể giúp bạn trúng số nhưng nếu bạn ra công làm việc và đi theo một con đường đạo đức và trung thực để đạt tới sự thành tựu bản thân thì sự kỳ diệu có thể sẽ đến với bạn. Nếu nó xảy ra, bạn có thể sẽ không muốn trúng số nữa và điều khác, có giá trị tưởng thưởng hơn, có thể đến tìm bạn.
TRUNG TÂM CỦA BÁT QUÁI ĐỒ
Trung tâm là khu vực đặc biệt. Trong nhà, đó là nơi những người trong nhà gặp nhau và nơi năng lượng kết tụ và chu lưu tiếp vì thế đây là nơi cần được quan tâm đặc biệt. Vị trí nơi này phải sáng sủa và thể hiện sự chào đón và tuyệt đối không nên để bừa bộn. Đừng chưng một bộ đèn gồm năm bóng tròn ở đây; nên sử dụng các đèn bằng pha lê và thủy tinh vì chúng sẽ kích thích khu vực này tốt hơn nhiều. Một tấm thảm tròn thường đem lại hiệu quả tốt.
ĐÚNG THỜI CƠ
Phần đông trong chúng ta hẳn đã được nghe hay đọc các câu chuyện về những người áp dụng thuật phong thủy và thâu lượm được các kết quả tốt đẹp – một việc làm, một đứa con được mong mỏi đã lâu, hoặc một người bạn đời. Chúng ta có thể bị mê hoặc mà rước thuật phong thủy vào nhà và bắt đầu thêm cái này, bớt cái kia ở mọi khu vực trong nhà với hy vọng đạt được sự mỹ mãn. Tuy nhiên, cuộc sống vốn không hoàn hảo và luôn thay đổi. Điều cốt tủy nên ghi nhớ đó là năng lượng ở các hướng thay đổi theo thời gian. Vì thế nếu chúng ta kích hoạt một khu vực đang có năng lượng tốt, sự việc sẽ không có gì đáng phàn nàn. Còn nếu chúng ta bỏ mặc những gì đã làm và không thay đổi gì khi năng lượng của khu vực này không tốt thì chúng ta sẽ tạo ra vấn đề đấy.
Hãy ghi nhớ câu ngạn ngữ “Nếu không hư thì đừng vội sửa” và khi sử dụng những biện pháp có tính tượng trưng này thì nên lưu ý là các hướng la bàn và các hành tương ứng vẫn có ý nghĩa quan trọng.
Theo Blogphongthuy.com
Bát quái đồ và Mối liên hệ giữa nơi ở - nơi làm việc
Khi trong nhà phát sinh những vấn đề không rõ nguyên nhân, các thầy Phong Thủy thường truy tìm nguyên nhân ở nơi làm việc và ngược lại. Dẫu Phong Thủy ở nhà và chỗ làm việc có tốt đến mấy đi nữa nhưng yếu tố quyết định vẫn là ở nghiệp và vận mạng của mỗi cá nhân.
Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện cuộc sống ngay cả khi những điều khó chịu cứ thường xuyên xảy đến với chúng ta.
Điều cần phải nhớ là một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc chỉ có thể đến khi chúng ta sống một cuộc sống lành mạnh và có một thái độ sống tích cực và Phong Thủy sẽ giữ vai trò đối trọng, duy trì
sự cân bằng cho đời sống chúng ta.
Thái độ tích cực
Sự thể hiện thái độ tiêu cực trong cuộc sống vốn đã chứa sẵn mầm mống tự hủy diệt trong đó và không còn cách nào khác nhanh hơn để khơi dậy phản ứng tiêu cực từ người khác.
Những người tiêu cực khó giành được hợp đồng hay sự thăng tiến so với những người luôn sẵn sàng nỗ lực và tràn đầy nhiệt tâm. Nếu ta có thể lực và sức khỏe tốt và nếu đời sống bên ngoài phạm vi làm việc tràn đầy niềm vui và sự hài lòng thì ta sẽ dễ có thái độ tích cực hơn.
Áp dụng các nguyên tắc của Phong Thủy chỉ là một phần trong toàn bộ những biện pháp nhằm giúp ta có thể đạt được những gì ta mong muốn trong cuộc sống. Nếu chúng ta mỗi ngày chìm ngập trong môi trường hóa chất và điện từ và nuôi sống mình bằng các loại thực phẩm nguội lạnh, được chế biến cùng với hóa chất và rồi nằm dài tiêu phí thời gian trước màn hình TV sau những cánh cửa đóng kín thì chẳng mấy chốc sức khỏe chúng ta sẽ suy sụp hoặc mất dần khả năng chống chọi với đời sống ngày thêm phức tạp đang diễn ra xung quanh.
Chắc chắn như vậy chúng ta sẽ không bằng những người ăn thức ăn tươi, biết chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể lực và trí não mỗi ngày, biết cởi mở với mọi người và chấp nhận mọi thử thách, trải nghiệm.
Giấc ngủ và sức khỏe
Phong thủy có thể được áp dụng để giúp chúng ta chọn hướng nằm ngủ có lợi cho sức khỏe của mình. Hướng tốt nhất - hướng đặt cửa, bàn làm việc và giường - sẽ là hướng ta áp dụng khi tất cả mọi việc đều tốt đẹp. Ngoài ra, còn có một hướng khác gọi là hướng Thiên Y (Bác sĩ của Trời), đặc biệt hữu ích khi ta bị bệnh. Ta dùng hướng này để hấp thu nhiều năng lượng vũ trụ và giúp hồi phục.
Sử dụng bát quái
Phong Thủy dùng bát quái như một công cụ để giúp chúng ta giải quyết một số lãnh vực cụ thể của cuộc sống. Chỉnh bát quái theo đúng hướng của la bàn rồi đặt lên bản sơ đồ nhà, văn phòng hay bàn làm việc của ta. Ta cũng có thể dùng nó để biểu thị một cách tượng trưng đường đời của mình bằng cách sử dụng bát quái vào hướng chúng ta ngồi ở bàn làm việc hay vào phía trước ngôi nhà ta ở.
Phần lớn mọi người muốn hướng bát quái vào hai cung: Quan Lộc và Tài Lộc. Ngoài ra, ta cũng nên biết về cung Quý nhân, tức là những người có thể giúp ta thành công.
Cung Quan Lộc
Cung này là khởi đầu cho số mạng của ta. Nó nằm ở hướng bắc, thuộc hành Thủy. Nếu đặt ở đây một vật trang trí có yếu tố nước sẽ rất có lợi cho nguồn năng lượng của cung này. Ngoài ra những vật thuộc hành Kim sẽ có tác dụng tăng cường khí ở đây, vì vậy, chuông gió hoặc một vật gì đó bằng kim loại sẽ thích hợp, cũng như một bức tranh trắng đen, tượng trưng cho Thủy và Kim.
Nếu áp dụng theo chỉ dẫn của Bát quái đồ, cần kiểm tra xem những gì ta sử dụng có đối chọi lại với năng lượng ngũ hành ở đó hay không. Thích hợp nhất là đặt ở đây tập sách quảng cáo cho công ty/tổ chức mà chúng ta muốn được thu nhận vào làm hay tấm danh thiếp của công ty ta có dự tính sẽ cùng hợp tác làm ăn.
Ta có thể tăng cường cung Quan Lộc tại nhà, nhưng ở chỗ làm việc ta phải có văn phòng riêng mới làm được để tránh tác động tới con đường công danh của các đồng nghiệp khác.
Cung Quý Nhân
Nếu biết kích thích, khơi dậy cung Quý nhân ở nhà hoặc ở nơi làm việc, ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác. Cung này thuộc Kim mà Thổ sinh Kim cho nên đặt một tảng đá, bình gốm hay một vật bằng pha lê ở đây sẽ giúp tăng cường năng lượng. Ngoài ra, nếu áp dụng theo Bát quái thì ngũ hành của hướng này cũng phải được kiểm tra lại và chúng phải được cân bằng.
Hãy thận trọng khi treo các đồ vật bằng tinh thể (đá, thủy tinh, pha lê). Bất kỳ những điều xấu, khi bị phản chiếu qua tinh thể, sẽ được phóng đại lên gấp nhiều lần bởi các mặt cắt của tinh thể và có tác dụng phá hủy, chứ không tăng cường sinh khí.
Cung Tài Lộc
Nhiều người bị khoa Phong Thủy hấp dẫn bởi sự hứa hẹn giàu sang trong tương lai. Trong bát quái, điều này được thể hiện trong cung Tài Lộc. Nhưng, phải chi mọi sự đơn giản được như vậy nhỉ!
Chúng ta đã biết Phong Thủy chỉ là một nét chấm phá trong toàn bộ bức tranh và những sức mạnh chi phối khác như vận mạng, nghiệp của từng cá nhân đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
Cung Tài Lộc thuộc Mộc. Vì vậy, đặt ở đây một chậu cây xanh sẽ giúp hỗ trợ năng lượng cho nơi này. Ngoài ra, có thể đặt ở góc này một hũ rỗng để sẵn sàng đón nhận tiền bạc đổ vào, hoặc một vài đồng xu đặt trong bát nước suối đã phơi dưới ánh trăng và hàng ngày phải thay nước.
Theo(Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo KH phương Đông).
Cách chọn nhà tránh sát cơ bản
Học phong thủy đại khái có thể chia làm hai bộ phận: một phần là “hình cách”, do môi trường địa lý của ngôi nhà, bố trí thiết kế nội thất tổ chức thành; phần thứ hai là “lý khí ” tính từ tọa hướng, thời gian không gian rồi tổng hợp hai bộ phận này lại để đoán định hung cát (tốt xấu) của ngôi nhà hay cát hung của phần mộ đó.
Vị trí hung của tứ chính tứ ngung:
0 độ, 45 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ, 135 độ, 225 độ, 315 độ
Hung vị của Bát quái không vong:
22.5 độ, 67.5 độ, 112.5 độ, 157.5 độ, 202.5 độ, 247.5 độ, 292.5 độ, 337.5 độ
Vị trí tốt cần nằm ở phương vị quan trọng
Thật ra thì lý luận cơ bản của “lý khí” không hề phức tạp, bốn mặt đông tây nam bắc có thể chia làm 360 độ . Ngôi nhà trong một không gian thời gian, tọa hướng sẽ xuất hiện một hướng cát, một hướng hung cho nên nếu như hướng hung vừa đúng tọa độ ở các phương vị không quan trọng như nhà vệ sinh, còn vị trí tốt nằm ở cửa, phòng ngủ vị trí giường, vị trí bếp thì tự nhiên ngôi nhà sẽ có một phòng khách tốt, nếu như vị trí trong nhà lại ngược lại, thì đây sẽ trở thành ngôi nhà xấu.
Trong một vòng 360 độ có một số vị trí là phương hướng không tốt, những phương hướng này trong phong thủy chỉ thích hợp dùng xây chùa, xây đền, khi lựa chọn nhà ở phải cẩn thận, cần phải tránh hung, các hướng tốt còn lại sẽ dễ tìm hơn.
Bốn hướng chính Nam, chính Bắc, chính Đông, chính Tây trong 360 độ đều là phương vị đại hung.
Ngoài bốn hướng chính ra, chính Đông Bắc, chính Đông Nam, chính Tây Nam, chính Tây Bắc cũng được gọi là “tứ ngung tạp sát”, cũng thuộc đại hung.
Ngoài tứ chính và tứ ngung bát tạp sát ra, 360 độ có thể chia làm 8 hướng, mỗi hướng 45 độ, giữa 8 phương này, ví dụ vị trí bắc thiên nam 22.5 độ gọi là “bát quái không vong”, cũng thuộc không tốt.
Ngoài ra mỗi phương hướng phối với bát quái, mỗi quái lại chia làm 3 phương hướng gọi là “tam sơn”, tổng cộng là 24 sơn. 24 sơn này lại có một số độ số gọi là phương vị “kiêm quái”, ngôi nhà tọa ở đây cũng xuất hiện hung ứng (hiệu ứng xấu) khác nhau.
Những tọa hướng nêu trên, đều là lành ít dữ nhiều, các bạn khi chọn nhà có thể dùng để tham khảo, tránh mua lầm hung trạch, thì cát ứng (hiệu ứng tốt) tự nhiên sẽ đến.
Theo Phongthủychomọingười
Bố trí cửa ra vào theo phong thủy (Phần I)
Trong bất kỳ một ngôi nhà nào, các cửa đi và cửa sổ đều là nơi những luồng khí và cơ hội nhập vào. Cửa cùng với các lối đi và cầu thang được sắp xếp hợp lý sẽ đẩy khí lưu thông điều hoà khắp các phòng, giúp người cư ngụ thoải mái. Cửa đi phải được mở thông đến một vùng rộng nhất của căn phòng. Lối vào nên có ánh sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện. Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã. Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ tượng trưng cho những cơ hội lớn về tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng. Những người cư ngụ có thể nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữ được.
Việc bố trí các cửa ra vào rất quan trọng trong phong thủy. Những cánh cửa được đặt một cách không hợp lý có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và mối quan hệ cá nhân. Các cửa được bố trí trực tiếp đối diện với nhau, không chồng lấp lên nhau, là tốt. Tuy nhiên, cần tránh hai cửa phòng tắm đối diện với nhau. Theo truyền thống, người Trung Quốc thường tránh đặt ba hoặc nhiều cửa đi thẳng hàng. Sự giải thích theo kinh điển là những luồng khí xấu sẽ bay thẳng đường. Vì vậy, nên dùng các tấm bình phong để ngăn chặn ảnh hưởng xấu.
Kích thước
Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Một cửa nên tỷ lệ với kích thước của ngôi nhà hoặc căn phòng. Một cửa đi nhỏ sẽ như một cái miệng nhỏ hoặc một ống thông gió nên sẽ ngăn chặn các cơ hội về sức khỏe, sự sung túc và hạnh phúc của những người cư ngụ.Còn nếu một cửa quá lớn so với căn nhà, quá nhiều khí sẽ nhập vào và vây phủ lấy những người cư ngụ. Bất kỳ khi nào sự sung túc và vận may đi vào, căn nhà sẽ không thể giữ nó và tích lũy được.
Tỷ lệ với cửa sổ
Đây cũng là mối quan tâm của phong thủy bởi nó ảnh hưởng đến tính năng động của gia đình. Cửa đi tượng trưng cho miệng của cha mẹ. Cửa sổ là tiếng nói của lũ trẻ. Nếu cửa đi lớn hơn cửa sổ quá nhiều (khoảng 3 lần), lúc đó, sẽ nhiều tranh cãi trong nhà. Còn nếu cửa sổ lớn hơn cửa đi nhiều lần, trẻ con sẽ sống theo cách của chúng và không thèm lưu ý đến lời khuyên nhủ của bố mẹ.
Vật phản quang
Gương soi:
Gương soi chữa buồn phiền cho gia chủ - dùng cả trong lẫn ngoài. Dùng ở ngoài, nó làm hung khí lệch hướng từ ngoài đường nhắm vào, từ tòa cao ốc hay từ đám tang bên cạnh.Gương vừa phản hồi vừa bảo vệ người ta tránh được các luồng tà khí. Nếu có một con đường chạy thẳng vào cửa ngõ, treo gương trên cửa ra vào.Gương có nhiều công dụng khi dùng trong nhà và văn phòng. Trong nhà, dùng loại càng lớn càng tốt. Nên treo gương vừa tầm, nếu thấp quá nó gây nhức đầu và giáng khí người nhà, nếu cao quá nó làm mọi người khó chịu. Ở nơi chật hẹp, gương giúp dễ vận khí, tạo cảm giác rộng và sáng.
Quả cầu thủy tinh(có nhiều góc cạnh nhỏ): Được dùng để điều chỉnh khí trong nhà và trong văn phòng, giải trừ thiết kế lệch lạc, làm tốt hơn các cung trong Bát quái. Làm tán hung khí trong nội thất vá ngoại biên. Thủy tinh cầu dùng tăng vượng khí vận trong nhà để giúp người cư ngụ cải thiện cuộc đời. Ánh sáng giúp đỡ rất đắc lực trong thuật phong thủy. Bản thân ánh sáng là điều quan trọng trong bất cứ môi trường nào. Hãy đặt ngọn đèn pha bên ngoài một căn nhà hình chữ L, nó sửa lại được cho góc ấy vuông vắn. Ở trong nhà đèn tượng trưng cho mặt trời ban phát sức lực từ đó- làm vượg khí trong nhà.
Âm thanh:Khánh được sử dụng để điều hòa vận khí. Nó làm tán tà khí trong và ngoài nhà, làm dịu hòa và tái định hướng khí của con đường hay khí ở đồi núi được lợi ích và cân bằng hơn. Khánh hay chuông có thể dùng để chiêu khí lành và tiền bạc hay thương vụ vào nhà. Treo gần lối ra vào để cảnh giác kẻ xâm nhập.
Sinh vật:
*Cây cối và bông hoa: có thể thật hay giả không chỉ tượng trưng cho cuộc sống, tư nhiên và sự tăng trưởng mà còn dẫn dưỡng khí đều khắp nhà. Đặt cây cảnh ở hai bên lối vào nhà để thu hút khí tốt.
*Hồ cá kiểng: cũng giống cây cối, nó là tiểu vũ trụ trong thiên nhiên. nước, cốt tủy để nuôi cây là biểu tượng cho tiền bạc. Khi quang cảnh thiếu chất tươi nhuận người ta dùng hồ cá kiểng nhằm gửi sự sống động dưỡng khí để tạo của cải. Tại văn phòng người ta dùng cá để thu hút tai họa và vận xấu nói chung khi có con nào chết phải lập tức thay con khác.
Vật di động
Sức gió hay sức của điện từ như cối xay gió, chong chóng và đồ đo thời tiết cũng kích thích cho khí vận hành và làm lệch hướng các lực lón mạnh của đường lộ và hành lang dài chĩa vào nhà.
Bồn phun nước, suối nước nhân tạo ở ngoài hay trong nhà nó vận khí tạo ra tiền. Chúng dùng để bảo vệ sức nước làm tán tử khí hay con đường hình mũi tên đâm tới. Bồn phun nước tạo ra khí lành, trong thương mại người ta dùng nó để chiêu lợi
Vật nặng
Đá tảng hay pho tượng: có khi tảng đá hay pho tượng được đặt đúng chỗ có thể ổn định một vị trí phức tạp, giữ được chỗ làm hay cầm chân vợ hoặc chồng (không chia ly).
Đồ điện : Những máy móc chạy điện dùng để kích thích môi trường xung quanh.
Sáo : Ống sáo tre dùng diễn tả sự thái bình và báo tinh lành. Sự hiện diện của ống sáo đem lại sự bình an ổn định nhà cửa và công việc thương mại. Sáo dùng vào việc vệ khí. Âm thanh trỗi lên của sáo gíup cho khí trong nhà linh hoạt hơn.
Màu sắc : Màu sắc sử dụng trong phòng ốc làm tăng sinh khí con người.
-Đen là màu của nước, nước lại là yếu tố thu hút tiền bạc; tuy nhiên, màu đen là màu giảm ánh sáng và tránh dùng.
-Đỏ màu hưng phấn dùng trong đám cưới và các dịp lễ tết.
-Trắng là màu tang chế, tránh dùng.
-Màu vàng, màu của ánh dương biểu thị tuổi thọ. Màu xanh (lá cây) của mùa xuân biểu thị sức tăng trưởng, tươi mát và yên tịnh.
-Xanh da trời màu nhạt sắc của bầu trời. Nó tạo may mắn, tuy thế nó là màu lạnh, lợt lạt.
Ao hồ hay có chỗ chứa nước gần nhà thì tốt. Ao hồ giúp cho gia chủ thêm phần thịnh vượng. Nên giữ nước trong sạch và có cá. Nước đục là biểu tượng thu nhập kém, cá đem đến vận may.
Tầm vóc ao hồ và vị trí của nó phải cân đối trong lô đất ở. Nên đặt gần nhà cho người ở được hưởng thủy khí.Tuy vậy nếu ao hồ quá gần nhà hay rộng quá thì căn nhà bị thặng khí gây nhiều xui xẻo.
Cách chữa:
Hãy làm một lối đi lượn khúc từ hồ vào nhà để kéo dài khoảng cávch của nguồn nước lớn và quá gần như vậy. Kế đến để làm giảm độ rộng lớn của nó thì hoặc là đặt một ngọn đèn hay một vườn đá tảng hoặc trồng một cây đối lại với hồ ở sau căn nhà.
Hồ tắm cũng như hồ ao, làm hồ tắm hình quả thận ôm lấy nhà là tốt nhất. Nếu hồ hình chữ nhật tránh để góc của nó nhắm vào nhà.
1. Người nhà sẽ gặp may và nổi tiếng , đặc biệt khi cân bằng ảnh hưởng mạnh của hồ với hai đèn pha nhắm vào lưng nhà.
2. Người nhà sẽ được quý nhân giúp đỡ tận tình.
3. Hai hồ cùng một kích thước.Cách chữa: làm cầu nối hai hồ.
4. Tương tự như số 1 nhưng kích thước ở số 4 cân bằng với căn nhà báo trước nền tài chính dồi dào và có danh tiếng.
5. Hồ cá hình cong mở ra, người ở nhà có tiền nhưng sẽ bị hao đều đều, nó trôi đi khỏi.
Cách chữa: đặt đèn pha ở hai góc trước nhà chiếu lên mái nhà.
6. Hồ hình quả thận hay luỡi liềm là tốt nhất, nó như ôm lấy nhà. Người nhà hưởng được rất dồi dào tài lộc; tiền của giữ được. Nghề nghiệp tăng tiến tốt đẹp.
7. Người nhà có tay nghề giỏi và nổi tiếng
8. Người ở nhà này vui huởng hạnh phúc hôn nhân và có học vấn sâu rộng. Đừng nên xây ốc đảo hay cù lao phía phải trong hồ, không thì một trong hai người vợ hoặc chồng phải xa cách nhau luôn.
9. Nếu ao, hồ hơi vuông góc hay chữ nhật mà góc nó chĩa vào nhà thì người nhà sẽ đau ốm, hao tài.
Cách chữa: làm vòi phun nước hay trồng cây đối diện góc hồ để bảo vệ nhà.
Theo tvvn.org
Bố trí cửa ra vào theo phong thủy (Phần II)
1. Vị trí tồi tệ nhất của một nhà tắm là nằm ngay ở giữa trung tâm của căn nhà ( trên lầu hay dưới đất gì cũng như nhau )
—-> Treo gương hết 4 bức tường của nhà tắm, nếu không được thì treo một trái cầu thuỷ tinh trên trần của phòng tắm .
2. Cửa phòng ngũ đối diện cửa phòng tắm, người ngũ trong phòng sẽ hay bị những căn bệnh lặt vặt quái lạ, nhức đầu sỗ mũi, biếng ăn
—-> Treo gương dài bên ngoài cửa phòng ngũ hay cửa phòng tắm . Cửa phòng tắm nên lúc nào cũng đóng kín .
3. Nên chọn phương hướng của căn nhà thích hợp với tuổi của người chủ gia đình, bếp lò, giường ngũ cũng thế … Sách cổ về Phong thuỷ có câu :”Bậc thiên tử khi ngồi nên mặt nhìn hướng nam, lưng dựa hướng Bắc để trị vì thiên hạ ” cho nên các kinh thành của các bậc đế vương ngày xưa đều xây theo trục Nam Bắc là lẽ đó … vì hướng nam thuộc cung ly, hành hoả , chủ về danh tiếng và uy quyền , hướng Bắc thuộc cung khảm, hành thuỷ chủ về sự nghiệp .
4. Có người bảo minh đường bao giờ cũng cần thuỷ tụ thì tốt . Căn bản là như thế, nhưng nếu nhà nhìn về hướng nam thuộc hành hoả, mà tuổi của gia chủ là mạng hoả hoặc kim thì nên hạn chế nước hoặc các hình ảnh liên quan đến hành thuỷ , ngay cả màu sắc thuộc hành thuỷ cũng nên hạn chế . Nhà mà quay về hướng nào thì nên sơn hoặc trang trí màu sắc của hàng rào, cửa chính, bông hoa, cây kiểng và màng cửa sao cho phù hợp với ngũ hành tương sinh thì mới tốt .
5. Con đường hay drive way của nhà đối diện đâm ngay vào cửa chính căn nhà … cực xấu ,
—-> Dựng một hàng rào nhỏ giữa căn nhà và con đường, gắn một miếng gương nhỏ trên hàng rào để phản chiếu lại con đường . Sơn hàng rào màu phù hợp với hành của hướng của căn nhà hoặc màu của ngũ hành tương sinh .
6. Bạch hổ bao giờ cũng phải thấp hơn ThanhLong, Bạch hổ cao và có thế hơn thanh long là trong nhà có chuyện ngay, toàn là chuyện kỳ quái bực dọc
7. Trước nhà hay hành lang không nên có 3 cây cột vuông sơn màu trắng, cực xấu vì chủ sự phá sản, suy sụp, và tang tóc
—-> Sơn 3 cây cột màu hợp với ngũ hành tương sinh của hướng căn nhà, sau đó quấn dây hoa leo vòng quanh trên cây cột để cho dòng khí thêm uyển chuyển hơn và giảm đi sát khí , nếu không thì nên quấn một dãi băng đỏ .
8. Nhà nếu quay đúng hướng tốt thì không nên treo hình bát quái trước cửa, như thế thì chẳng khác nào không bị bệnh gì cả mà lại uống trụ sinh rất nặng, sẽ gây biến chứng ….
9. Nhà dạng chử L , tuỳ theo khuyết ở cung nào trên Bát Quái mà đoán xấu tốt ra sao . Ví dụ kuyết ở hướng Tây nam, thì là khuyết cung hôn nhân . Khuyết ở hướng Đông nam thì khuyết ở cung tài bạch …. v.v….
—> Trồng một trụ đèn ở góc bị khuyết, xếp gạch làm vuông lại căn nhà tượng trưng, gắn gương ở trong nhà trên tường đối diện với góc bị khuyết , đặt một chậu bông gần cửa, treo một cái chuông gió hay trái cầu thuỷ tinh trên cửa sổ của phần bị khuyết .
Ghi nhớ : theo người Tàu thì con số 6 chỉ sự thịnh vương về tiền bạc và giàu có
10. Cho dù tuổi chủ nhà ra sao đi nữa, thì góc đông nam của căn nhà bao giờ cũng là cung Tai Bạch, cho nên nên đặt hồ cá, Ông Thần tài lớn , cây kiểng, vòi phun nước, chuông gió, cầu thuỷ tinh, con cóc ngậm tiền, vật nặng, hay tranh ảnh có hình hồ nước , con sông…..
1. Nhà có garage đậu xe nhô ra phía trước nhà khiến cho nhà có dạng L, điều này thì xãy ra rất nhiều ở Mỹ , đường đi từ cửa garage vào cửa chính của căn nhà chậc hẹp
—-> nên làm một con đường nhỏ bằng gạch đá hay xi-măng hướng về phía ngược lại ( đối diện ) con đường đi vào cửa chính từ garage để tạo thêm dòng khí lưu thông dể dàng …
2. Hướng Tây của căn nhà nên có cây để che bớt nắng chiều chứa nhiều quá mạnh .
3. Hướng Bắc thuộc hành thuỷ, cung quan lộc, nên cần các màu xanh của nước hoặc đen, hoặc nhiều cây xanh cao to ( thuỷ dưỡng mộc ) có thể giúp ngăn được những cơn gió lạnh khắc nghiệt từ phương Bắc . Nếu mặt sau của căn nhà quay về hướng Bắc thì lại càng cần nhiều cây to có tác dụng thay thế núi đồi che chở và bảo vệ căn nhà ( Huyền vũ )
4. Đất sau nhà tuột xuống thấp, rất xấu, có thể cân bằng bằng cách dựng một cột trụ gắn đèn ngay giữa hàng rào sân sau và hai ngọn đèn khác ở hai góc chiếu về ( Tam hợp chiếu ) để kích thích dòng khí lưu thông dể dàng hơn .
5. Phòng ngũ không nên có hai tấm gương đối diện xung chiếu lẫn nhau ( Người Mỹ lại thích gắn nhiều gương trong phòng ngũ … hihihihihi )
6. Giường ngũ đầu hay chân không nên hướng vê` cửa chính của căn nhà, vị trí này rất xấu vì là vị trí để quan tài người chết .
7. Nếu trước nhà có cống nước, rất xấu, nên treo gương để phản chiếu hoặc thu hút cống nước vào trong nhà hay làm lệch đi chổ khác .
8. Những nơi chậc hẹp trong nhà nên gắn gương hay trái cầu thuỷ tinh để giúp dòng khí lưu thông dể dàng hơn .
9. Garage thông vào nhà nên gắn gương lớn trên tường hướng ra đường để thu cảnh quang bên ngoài vào nhà, và gương còn tác dụng giúp cho ta quan sát được sau lưng ta khi bước vào nhà, đề phòng có kẻ gian đột nhập theo ta từ sau lưng .
10. Nên viêt’ những câu cầu chúc tốt đẹp trên cột hoặc gần cửa ra vào để khi ta hay bất cứ ai ra vào cũng đều phải đọc như một lời cầu xin hay chúc tụng tốt lành cho những người sống trong nhà ( bản thân ta nên đọc to lên mỗi lần ra vào ) … Ngày xưa cổ nhân thường hay viết những câu đối hay treo gần cửa ra vào để cầu may mắn cho gia chủ là lẽ đó .
11. Trên cửa chính căn nhà nên treo vài quả chuông nhỏ để khi mỡ cửa ra vào thì phát ra tiếng kêu dể thương để kích thích và mời gọi may mắn vào nhà, ngoài ra nó còn có tác dụng chống ăn trộm .
12. Trong một căn nhà có 3 cái không thể đặt sai vị trí đó là : Giường ngũ ( dương trạch ), bếp lò, và cửa chính , nên coi tuổi gia chủ để có sự sắp đặt hợp lý . Điều này hơi phiền phức vì khi mua nhà ở Mỹ thì bếp lò đã được đặt ở vị trí cần thiết cho đương gas chính, nếu bếp lò đặt sai hướng thì có thể dùng gương treo ở góc độ nào đó để chiếu miệng bếp lò quay theo hướng mình muốn . Sau lưng bếp lò và bàn ăn nên gắn gương để tạo cảm giác sâu hơn, rộng rãi hơn, làm đồ ăn có vẻ nhiều hơn, và đặc biệt là khi ta đứng nấu ăn , ta vẫn có thể quan sát được phía sau lưng của ta …
13. Cây dầm trong nhà lộ ra, không tốt , nên treo hai cây sáo trúc xiêng để nâng cao dòng khí và tạo thêm may mắn trong nhà .
14. Nhà nên thoáng mát , đồ đạc nên gọn gàng, sạch sẽ, thì tốt .
15. Người Mỹ bảo rằng, khi mua nhà mà bước chân vào nhà tự nhiên có cảm giác bất an thì không nên mua vì căn nhà có bad spirits .
16. Ngay trước cửa chính căn nhà không nên có cây to , không nên có cây gần nhà có rể ăn vào nhà .
17. Không nên có cây đòn dông của nhà đối diện đâm ngay vào nhà mình vì phạm xuyên tâm sát ( nên gắn gương phản chiếu lại )
18. Cầu thang không nên đổ ra ngay cửa chính căn nhà ( gắn gương chiếu ngược lại )
19. Vòi nước trong nhà không nên chỉa về cữa chính căn nhà, hoặc nhà bếp quá gần với cửa chính căn nhà ( gắn gương hay bình phong cản lại )
20. Ngay ở giữa trước cửa căn nhà không nên có cột điện không tốt, phạm phân kim sát .
21. Các cửa sổ hướng nam nên treo màng màu phù hợp với hành hoả chẳng hạn như hồng , hoặc đỏ, hoặc cam ,
22. Các cửa sổ hướng Đông thuộc cung sức khoẻ Gia đình , cần màu xanh hoa lá, nên treo trái cầu thuỷ tinh để toả màu sắc rực rỡ hay màu sắc cầu vồng
23. Các cửa sổ hướng Đông nam thuộc cung Tài Bạch, cần màu xanh, hồng, đỏ , cây kiểng, chuông gió, trái cầu thuỷ tinh ..
24. Các cửa sổ hướng Tây Nam thuộc cung hôn nhân, cần các màu trắng, hồng , đỏ …
25. Hướng Bắc căn nhà thuộc cung Quan Lộc, cần các màu xanh đậm, xanh nước biển, hoặc kẹt lắm thì màu đen ….
26. Hướng Tây Bắc thuộc cung Nô Bộc, quý nhân phù trợ, cần các màu đen trắng hoặc xám …
27 Hướng Tây thuộc cung Tử tức, không nên có nhiều cửa sổ , nếu có nên giăng màng màu tối chút xíu .
28. Hướng Đông bắc thuộc cung tri thức, nên để bàn làm việc , hoặc computer, hoặc các vật nặng ….
29. Minh đường bao giờ cũng cần sáng sủa, không nên có nhiều cây cối um tùm ….
30. Đồ đạc trong nhà cái nào không dùng nên bỏ đi, hay dẹp đi cho thoáng mát sáng sủa và gọn gàng … để dòng khí lưu thông dể dàng hơn ….
31. Vòi nước, cầu tiêu, bóng đèn, hư là sữa ngay, đừng lười biếng mà để hoài không thay không sữa ….
32. Cửa sổ phòng ngũ nên kín đáo …
Theo tvvn.org
Thành công với cửa Phong thủy
Có thể những vận may về nghề nghiệp sẽ được cải thiện nếu bạn chọn được địa điểm, phương hướng và thiết kế kiểu cửa chính phù hợp với các nguyên lý của Phong thủy. Ngoài ra, bạn còn phải để ý xem khi đặt cửa có phạm phải những điều cấm kỵ nào không.
Bạn hãy lưu ý tham khảo những nguyên tắc sau đây:
* Bảo đảm cửa không đối diện với vật nhọn, vật có cạnh bén, hành lang dài, xà nhà, cột nhà, góc nhà nhô ra…
* Bố trí cửa hướng về hướng tốt nhất của bạn. Nếu cửa không đối diện với hướng tốt nhất thì bạn phải đảm bảo cửa không đối diện với hướng tuyệt mệnh hoặc hướng mất mát, thất bại.
* Không sử dụng cửa kính. Kính trong suốt nguy hiểm hơn kính mờ. Tuy nhiên, tốt nhất không nên sử dụng cả hai loại cửa trên. Chọn kiểu thiết kế cửa sao cho phù hợp với hành của góc đặt cửa.*Bạn có thể chọn cửa màu xanh lục cho hướng Đông và Đông Nam, màu trắng cho hướng Tây và Tây Bắc, màu hạt dẻ,hồng cho hướng Nam, màu đen cho hướng Bắc, màu nâu,vàng cho hướng Tây Nam và Đông Bắc.
Cửa văn phòng phải cứng, chắc, mở vào phía trong và không có khung kiếng như hình.
Cửa đem lại những lợi ích về mặt Phong thủy
* Tránh sử dụng cửa trượt trong văn phòng hay phòng học tập tại nhà, kiểu cửa này không mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống của bạn.
* Cửa phải chắc chắn, cứng và đủ rộng để cho mọi người đi vào và ra thoải mái.
* Khi trổ cửa, bạn nên chọn hướng phù hợp với hướng thành công của mình. Cửa chắc và mở vào bên trong văn phòng tốt hơn loại cửa có nhiều ô nhỏ bằng kính và cửa trượt. Khi thiết kế, nên chọn kiểu cửa có hình dạng và màu sắc phù hợp với hành.
Những kiểu thiết kế cửa
Cánh cửa phải được thiết kế phù hợp với ngũ hành, tức là phù hợp với hướng cửa đối diện, tương ứng với vị trí của cửa trong văn phòng và sự sắp xếp, bài trí của ngôi nhà. Nếu cửa chính đối diện hướng Đông hoặc Đông Nam thì cửa thích hợp nhất là hình chữ nhật phù hợp với hành Mộc ở hướng Đông và Đông Nam. Thiết kế cửa kiểu này cũng thích hợp với hướng Nam vì Mộc sinh Hỏa.
1-Cửa với hành Mộc
Nếu cửa chính quay về hướng Tây và Tây Bắc thì kiểu thiết kế cửa tượng trưng cho hành Kim là tốt nhất,hành kim có dạng hình tròn và màu trắng rất phù hợp với hành Kim. Điều này cũng giải thích lý do tại sao những ngôi nhà kiểu xưa của các nhà giàu có Trung Quốc thường hay xây cổng hình tròn ở hướng Tây của khu vườn.
2- Cửa với hành Kim
Thiết kế có dạng hình gợn sóng, màu xanh dương rất thích hợp với hướng Bắc, tượng trưng cho hành Thủy. Các kiểu thiết kế này cũng phù hợp với cửa hướng Đông và Đông Nam.
3- Cửa với hành Thủy
Thiết kế cửa có hình tam giác rất thích hợp với cửa ở hướng Nam. Kiểu cửa này mang tính bảo vệ, ngăn chặn những năng lượng xấu vào văn phòng. Đặc biệt, kiểu cửa này sẽ gia tăng vận may cho những người nào có mạng Hỏa.
4- Cửa với hành Hỏa
Cửa có những ô vuông, màu vàng nhạt, tượng trưng cho hành Thổ sẽ rất tốt cho cửa hướng Đông Bắc và Tây Nam.
5- Cửa với hành Thổ
Cửa sổ và sự may mắn
Mặc dù tác dụng của cửa sổ không quan trọng bằng cửa chính, nhưng bạn nên biết sự may mắn về mặt tài chính tiềm ẩn trong các kiểu thiết kế cửa sổ. Những kiểu thiết kế này có liên quan đến hình dạng, màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, vị trí lắp đặt và số lượng cửa sổ. Cửa sổ của văn phòng là nơi năng lượng trong phòng thường xuyên ra vào. Vì vậy, nếu cửa sổ được thiết kế phù hợp với Phong thủy thì nó sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho không gian làm việc của bạn.
Hiện nay, nhiều công ty thường thay thế những bức tường gạch, xi măng bằng kính
trong suốt. Về mặt Phong thủy, điều này không tốt vì nó gây ra sự hao mòn,
mất mát tài sản của doanh nghiệp.
Cửa sổ nên theo thiết kế mở ra như một hành động chào đón năng lượng tươi mới, tốt đẹp từ bên ngoài vào trong văn phòng. Điều quan trọng là cần chú ý sao cho cửa sổ không làm tiêu hao năng lượng và vận may của văn phòng. Vì vậy, hãy chú ý đến một số hướng dẫn sau đây khi mở cửa sổ:
- Trong văn phòng không nên có quá nhiều cửa sổ. Một cửa chính có kèm ba cửa sổ là thích hợp nhất.
- Cửa sổ không nên quá rộng và thông thường chỉ nên để hai bức tường có cửa sổ. Đặt cửa sổ quá nhiều sẽ gây mất mát tài sản và doanh thu.
- Cửa sổ không nên đối diện trực tiếp với cửa chính vì khí bay vào nhà nhanh chóng bị bay ra, giống như đặt một tấm gương đối diện với cửa chính thì không mang lại những ý nghĩa tốt lành.
- Thiết kế cửa sổ có hình dạng phù hợp với ngũ hành để tạo ra sự hài hòa cho không gian làm việc.
Theo “Phong Thủy để thành công trong công việc và kinh doanh”
Sắp xếp phương vị.
Khi sắp xếp các khu chức năng trong một ngôi nhà, bản thân các khu vực tốt xấu và mối quan hệ với người cư ngụ cần phải được tính toán từ đầu, theo những quy luật về công năng, thẩm mỹ và tâm lý sử dụng.
Từ thế giới quan của người xưa
Một trong những tri thức con người có sớm nhất chính là khả năng nhận biết phương hướng, trái phải, trước sau. Từ điều kiện khí hậu cụ thể của nước ta là gió mát và lành ở hướng đông-nam, nam, gió lạnh từ đông-bắc, nắng gắt từ tây và tây-bắc… thì những kinh nghiệm truyền lại luôn nhắc nhở rằng khi xây cất nhà cửa gia chủ cần coi trọng phương vị để tránh dữ đón tốt.
Cụ thể như việc xoay hướng nhà về các phía lân cận nam để nhận gió mát, trồng cây cao lá dày ở phía bắc và đông-bắc để che gió lạnh mùa đông… đều giúp cho người cư ngụ có một môi trường sống tốt nhất trong điều kiện có thể.
Việc chú ý bên trái, bên phải cũng là cách chọn phương vị sao cho thuận lợi, xuất phát từ quan niệm xem ngôi nhà cũng như cơ thể người ta, đa phần mọi người thuận tay phải cho các hoạt động, trong khi trái tim nằm bên trái cần che chở, do vậy người xưa quan niệm ngôi nhà phần bên trái thuộc Long (tính theo chiều người đứng bên trong nhà nhìn ra ngoài) nếu quay về hướng nam thì bên trái là Mộc, màu xanh nên gọi là Thanh long, cần đầy đặn sáng sủa.
Phía bên phải là phương tây, màu trắng, hành Kim gọi là Bạch Hổ, không được lấn át Thanh long. Sau lưng là hướng bắc, thuộc Thủy, màu đen gọi là Huyền Vũ, cần cao dày làm chỗ dựa. Trước mặt là hướng nam, thuộc Hỏa, màu đỏ, gọi là Chu Tước nên thoáng đãng sáng tươi. Những vật biểu tượng này nói lên thế giới quan, vũ trụ quan của người xưa khi nhìn các chòm sao thiên văn và suy lý từ các hiện tượng tự nhiên để hình thành nên khoa phong thủy đông phương.
Đến sắp xếp cụ thể trong nhà ở hiện nay
Ngay cả khi không chọn được nhà ở hướng nam thì khi sắp xếp phòng ốc vẫn nên chú ý các hướng cát - hung để những không gian cần bảo vệ, cần được giảm tác động xấu (như phòng ngủ) được nằm về phương vị tốt. Ngược lại, những vị trí ít sử dụng (như nhà kho, hành lang) hoặc phòng vệ sinh thì có thể nằm về các phương vị xấu để hóa giải theo cách hung gặp hung hóa cát, dùng những không gian phụ làm lớp đệm ngăn cách cho không gian chính.
Vị trí của bếp trong nhà là nằm về cuối hướng gió chủ đạo, nên gần cửa sổ (tốt nhất là cửa trên cao) để thoát hơi nóng, thoát mùi nấu nướng, nhưng đồng thời cũng tránh trực diện cửa đi hay cửa sổ để phòng gió thổi tạt lửa.
Khi bắt đầu bố trí nội thất nhà ở, mỗi gia chủ đều có những sở thích, nhu cầu riêng cần phải dung hòa giữa điều kiện sẵn có và khả năng mong muốn để chọn lựa trong hoàn cảnh của mình.
Sự phân chia phương vị cát hung cần căn cứ theo hướng khí hậu, hướng mệnh trạch mà sắp xếp,trong đó phần bếp luôn là “tọa hung hướng cát” – tức là đặt bếp dựa vào hướng xấu mà xoay miệng bếp về hướng tốt. Ta cũng nên lưu ý hướng bếp là hướng của mặt trước bếp chứ không phải là hướng nhìn của người đứng nấu vì có thể người nấu đứng lệch và thời gian nấu không lâu.
Hướng bếp là hướng của
mặt trước bếp
Bếp đã yên vị thì những không gian dùng nước nhiều (như toa-lét, sàn nước) chớ nên nằm chắn trước mặt hay đặt trùng lên trên để tránh Thủy khắc Hỏa. Nếu một ngôi nhà khi bước vào thấy ngay chỗ nấu nướng, miệng bếp (Táo khẩu lộ) hay cửa toa-lét mở ra phòng khách, bàn ăn thì tức là đã phạm vào Ngũ hư thứ tư, đặt sai vị trí những thành phần cơ bản nhất cho sinh hoạt một gia đình.
Cũng cần lưu ý, quan niệm xem khu vệ sinh là không gian xấu (hung) thực ra không phải là xem thường, bỏ phế khu vực này mà do đây là nơi có nhiều sinh hoạt mang tính cá nhân, bài tiết và có xú uế, phải tránh làm lộ liễu ra các không gian sinh hoạt khác, và cần thuận lợi cho quá trình sử dụng cũng như bảo trì sửa chữa.
Giếng nước hay nguồn nước sinh hoạt (bể nước ngầm, đường nước thủy cục…) cũng là những vị trí cần quan tâm đúng phương vị, tránh đặt kế bên những vị trí xấu như hầm phân, hố ga, chuồng nuôi động vật… để tránh ô nhiễm nguồn nước. Cũng không nên đặt quá gần các trục di chuyển trong nhà có thể gây va chạm, bể đường ống hay rò rỉ nước.
Theo ThanhNien